Ngày 18 tháng 4 năm 2025, UBND huyện An Lão ban hành Phương án số 62/PA-UBND về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện An Lão cụ thể như sau:
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN LÃO
1. Xã thứ nhất: Nhập nguyên trạng 02 đơn vị hành chính : xã An Hòa, xã An Quang (và thêm phần diện tích 5km2 cắt từ xã An Nghĩa tại khu vực thôn 5, thôn 6 xã An Quang), hình thành xã mới, đặt tên xã An Hòa.
- Trụ sở đặt tại xã An Hòa (sử dụng trụ sở UBND xã An Hòa).
- Lý do:
+ Đảm bảo tiêu chuẩn theo đúng tinh thần chỉ đạo của TW và Tỉnh.
+ Cả 02 đơn vị cùng tiếp giáp nhau và cùng nằm ở phía Đông Nam của huyện.
+ Khi thực hiện sáp nhập 2 xã sẽ cơ bản đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ và thuận lợi về giao thông cho người dân sau khi sáp nhập; cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hóa ở 2 đơn vị này sau khi sáp nhập cơ bản ổn định. Theo xu thế phát triển, trong thời gian tới xã An Hòa là động lực để phát triển kinh tế cho cả vùng và có thể thông thương với các xã khác trên địa bàn tỉnh Bình Định, có đủ điều kiện để phát triển, hình thành trung tâm du lịch sinh thái Thác Giáng tiên…
- Xã An Hòa mới sẽ có quy mô dân số là: 14.182 người (đạt 141,82% so với tiêu chuẩn).
- Diện tích tự nhiên: 101,48km2 (đạt 101,48% so với tiêu chuẩn), trong đó diện tích đất lâm nghiêp là: 65,92km2 (rừng phòng hộ 45,38km2).
- Thành phần dân tộc chính: Kinh, Hre (trong đó DTTS có: 1.397 người chiếm gần 9,9% quy mô dân số xã). Có 14 thôn (05 thôn có người dtts, 9 thôn dân tộc kinh).
2. Xã thứ 2: Nhập nguyên trạng 03 đơn vị hành chính: xã An Tân, xã An Hưng và Thị trấn An Lão hình thành 01 xã mới, đặt tên xã An Lão
- Trụ sở đặt tại Thị trấn An Lão (sử dụng trụ sở của Trung tâm hành chính huyện trước đây).
- Lý do:
+ Đảm bảo tiêu chuẩn theo đúng tinh thần chỉ đạo của TW và Tỉnh.
+ Cả 03 đơn vị cùng tiếp giáp nhau và cùng nằm ở phía Tây Bắc của huyện.
+ Phù hợp với quy hoạch vùng khu DLST La Vuông (quy mô 150 ha, trong đó 100ha thuộc Hoài Nhơn, 50 ha thuộc An Lão).
+ Khi thực hiện sáp nhập 2 xã và thị trấn sẽ cơ bản đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ và thuận lợi về giao thông cho người dân sau khi sáp nhập; cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hóa ở 3 đơn vị này sau khi sáp nhập cơ bản ổn định. Theo xu thế phát triển, trong thời gian tới xã An Lão có thể thông thương với các xã khác trên địa bàn tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi, có đủ điều kiện để phát triển, hình thành trung tâm phát triển kinh tế và du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng người Hre…
- Xã An Lão mới sẽ có quy mô dân số là: 10.703 người (đạt 107,03% so với tiêu chuẩn); diện tích tự nhiên: 103,87km2 (đạt 103,87% so với tiêu chuẩn).
- Diện tích tự nhiên: 103,87km2 (đạt 103,87% so với tiêu chuẩn), trong đó diện tích đất lâm nghiệp là: 78,63km2 (rừng phòng hộ 37,11km2) .
- Thành phần dân tộc chính: Kinh, Hre, (trong đó DTTS có: 3.077 người chiếm 28,74% quy mô dân số xã). Có 11 thôn và 6 khu phố (6 thôn và 03 khu phố có người dtts, 05 thôn và 03 khu phố dân tộc kinh).
3. Xã thứ 3: Nhập nguyên trạng 03 đơn vị hành chính: xã An Trung, xã An Dũng, xã An Vinh; hình thành xã mới, đặt tên xã An Vinh.
- Trụ sở đặt tại xã An Dũng (sử dụng trụ sở UBND xã An Dũng).
- Lý do:
+ Cả 03 đơn vị cùng tiếp giáp nhau và cùng nằm ở phía Bắc của huyện .
+ Phù hợp với quy hoạch vùng (Cụm động lực Hồ Đồng Mít, An Vinh: Là trung tâm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng người Hre).
+ Khi thực hiện sáp nhập 3 xã sẽ cơ bản đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ và thuận lợi về giao thông cho người dân sau khi sáp nhập; cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hóa ở 3 đơn vị này sau khi sáp nhập cơ bản ổn định. Theo xu thế phát triển, trong thời gian tới xã An Vinh có thể thông thương, với các xã khác trên địa bàn tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi, có đủ điều kiện để phát triển, hình thành trung tâm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng người Hre…
- Xã An Vinh mới sẽ có quy mô dân số là: 6.522 người (đạt 652,2% so với tiêu chuẩn được quy định tại NQ 1211 và NQ 27 sửa đổi NQ 1211 của UBTVQH đối với xã có trên 90% người dân tộc thiểu số).
- Diện tích tự nhiên: 196,19km2 (đạt 196,19% so với tiêu chuẩn), trong đó diện tích đất lâm nghiệp là: 168,69km2 (rừng phòng hộ 139,22km2).
- Thành phần dân tộc chính là người Hre, (trong đó DTTS chiếm 97% quy mô dân số toàn xã). Có 18 thôn (18/18 có người dtts)
4. Xã thứ 4: Nhập nguyên trạng 02 đơn vị hành chính: xã An Toàn, xã An Nghĩa (trừ phần diện tích 5km2 tại thôn 5 và thôn 6 xã An Quang); hình thành xã mới, đặt tên xã An Toàn.
- Trụ sở đặt tại xã An Toàn (sử dụng trụ sở UBND xã An Toàn).
- Lý do:
+ Cả 02 đơn vị cùng tiếp giáp nhau và cùng nằm ở phía Đông Nam của huyện.
+ Phù hợp với quy hoạch vùng (Cụm động lực An Toàn, Giáng Tiên: Là trung tâm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng người Bana).
- Trên cơ sở tinh thần chỉ đạo của TW “phải bảo đảm tương quan hợp lý, tránh tạo sự giãn cách lớn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số giữa các xã, phường mới sau sắp xếp; bảo đảm chính quyền địa phương cấp cơ sở gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân”… Xã An Toàn mới sau sáp nhập là xã đặc thù có vị trí biệt lập, cách xã Trung tâm hành chính so với xã lân cận là xã An Hòa (khoản 38 km), có đường giao thông chủ yếu là đường đèo núi cao, khó khăn trong việc di chuyển, đặc biệt xã An Toàn mới hình thành phần lớn là người dân tộc thiểu số (98%), nơi đây là cộng đồng người Bana sinh sống có yếu tố đặc thù về văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán riêng…
- Xã An Toàn mới sẽ có quy mô dân số là: 1.790 người (đạt 179% so với tiêu chuẩn được quy định tại NQ 1211 và NQ 27 sửa đổi NQ 1211 của UBTVQH đối với xã có trên 90% người dân tộc thiểu số).
- Diện tích tự nhiên: 295,34km2 (đạt 295,34% so với tiêu chuẩn), trong đó diện tích đất lâm nghiệp là: 287,82km2 (rừng phòng hộ 16,86km2, rừng đặc dung 226,74km2).
- Thành phần dân tộc chính: Bana và Hre, (trong đó DTTS chiếm 98% quy mô dân số toàn xã). Có 08 thôn (8/8 thôn có người dtts)

 (Chi tiết có phụ lục kèm theo)


 

Tác giả bài viết: N.T.N