Vị trí địa lý, địa hình

I/Vị trí địa lý
 
An Lão là huyện vùng cao của tỉnh Bình Định, trung tâm huyện lỵ cách Quốc lộ 1A 32km về hướng Tây Bắc và cách thành phố Quy Nhơn 115km về hướng Bắc.  
 
-Phía Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi)
 
-Phía Nam giáp huyện Hoài Ân và Vĩnh Thạnh
 
-Phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn
 
-Phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Kờ Bang (tỉnh Gia Lai)
 
       Với vị trí địa lý nêu trên, trong điều kiện giao thông hiện tại huyện An Lão gặp nhiều khó khăn cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội vị trí phía Tây Bắc của tỉnh, xã tỉnh lỵ, xã các trung tâm kinh tế. Do đó gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển. Nếu được quan tâm đầu tư thoả đáng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông thì huyện mới có thể bứt phá, phát huy thế mạnh để hội nhập và phát triển.
 
       * Tổng diện tích đất: 69.660,2 ha
 
       * Diện tích đất nông nghiệp: 7.247,5 ha
 
       * Diện tích đất lâm nghiệp: 59.918,5 ha
 
       * Diện tích đất chuyên dùng: 722,3 ha 
 
       * Diện tích đất ở: 204,5 ha
 
        Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 9 xã và 01 thị trấn.
         Danh sách cụ thể: thị trấn An Lão, các xã: An Tân, An Hòa, An Trung, An Vinh, An Dũng, An Hưng, An Nghĩa, An Quang, An Toàn.
 
II/ Địa hình :
 
Huyện An Lão có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh, độ chênh lệch cao lớn, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam. Nhìn chung toàn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình như sau:
 
- Vùng thấp tương đối bằng phẳng bao gồm các xã: An Hoà, An Tân, thị trấn An Lão và một phần An Trung, An Hưng. Đặc trưng địa hình có độ dốc nhỏ, thường dưới 50, có các đồi núi thấp và các đồng bằng thuộc bãi bồi ven sông An Lão. Khu vực này thuận lợi phát triển cây lương thực, nhất là cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày.
 
- Vùng cao tương đối bằng và có độ cao tuyệt đối trên 1.000 mét chủ yếu thuộc khu vực xã An Toàn với dạng địa hình đồng bằng bóc mòn lượn sóng, bên trong rãi rác các đồi sót thoải, độ cao tương đối trên 300 mét và có độ dốc nhỏ. Vùng này đất tốt, thảm thực vật còn khá phong phú, thuận lợi phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày.
 
- Vùng tương đối cao có độ chênh cao 500-700 mét, độ dốc khá lớn gồm các xã còn lại. Đặc trưng địa hình chia cắt mạnh, có những dãy núi cao có đỉnh nhọn chạy theo hướng Bắc Nam rồi thấp dần xuống thung lũng sông An Lão và sông Xang. Do đặc điểm địa hình và thảm thực vật còn ít nên vùng này quá trình rữa trôi trên mặt diễn ra mạnh.
 
III/ Khí hậu : 
 
An Lão là nơi ít nắng nhất trong tỉnh, nhưng cũng có được số giờ nắng rất phong phú: 2.200-2.300 giờ trong năm. Tổng lượng bức xạ năm khá cao (130-140 Kcal/cm2) và giữa các tháng chênh lệch nhau không nhiều, cán cân bức xạ dương và lớn (80-90 Kcal/cm2/năm) là cơ sở để có nền nhiệt cao và ít biến đổi trong năm.
 
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo độ cao và địa hình, phần phía Tây của huyện có địa hình cao hơn nên nhiệt độ luôn thấp hơn phần Đông huyện và thung lũng sông An Lão. Nhiệt độ trung bình năm 22-240C.
 
An Lão là nơi có lượng mưa năm lớn nhất trong tỉnh, đạt bình quân 2.400-3.200 mm/năm. Mùa mưa từ thngs X đến tháng XII chiếm khoản 70%. Độ ẩm tương đối trung bình năm 80-90%, cao hơn mức trung bình của các huyện khác trong tỉnh.
 
Đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng do lượng mưa phân bố không đều trong năm. Vì vật vấn đề thuỷ lợi có vai trò quan trong trong phát triển kinh tế, nhất là cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cư dân.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây