I. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CCN.
- Tổng diện tích quy hoạch 25,82 ha, Trong đó Gò Bùi 116.872m2, Gò Cây Duối 141.412m2
- Tình hình thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào cụm công nghiệp.
Tổng doanh nghiệp hoạt động tại 02 CCN 16 doanh nghiệp, trong đó Gò Bùi 07, Gò Cây Duối 09 doanh nghiệp.
Đến nay các công ty đã đi vào hoạt động ổn định sản xuất (Cụm công nghiệp Gò Bùi 5/7 công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh ; Cụm công nghiệp Gò Cây Duối 7/9 công ty đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh)
Trong năm 2021 UBND tỉnh Bình Định thống nhất chủ trương đầu tư 03 dự án nhà máy băm dăm trong đó 01 dự án cụm công nghiệp Gò Bùi, 02 dự án của cụm công nghiệp Gò Cây Duối với công suất 100.000 tấn /năm cho 03 công ty (Công ty TNHH Trang Thịnh Phát, Công ty TNHH XD Trung Tín, Công ty Cổ phần ĐTPT An Lao).
1. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp
Tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng của 02 CCN khoảng 36,765 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2020 đã thực hiện 5,076 tỷ đồng; (trong đó, vốn ngân sách hỗ trợ của tỉnh 2,69 tỷ đồng; ngân sách huyện 1,644 tỷ đồng; nguồn hỗ trợ xi măng của tỉnh 0,468 tỷ đồng, nguồn đóng góp xây dựng cơ sỡ hạ tầng 0,274 tỷ đồng). Do đó nhu cầu tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2021-2025 là 31,68 tỷ đồng.
a) San nền
Giai đoạn 2011-2015 tổng kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng san nền của hai cụm công nghiệp là 2,69 tỷ đồng. (Trong đó, cụm công nghiệp Gò Bùi 0,997 tỷ đồng. Cụm công nghiệp Gò Cây Duối 1,693 tỷ đồng) từ nguồn ngân sách tỉnh.
a) Giao thông
Hệ thống giao thông nội bộ trong và đấu nối ngoài của 02 cụm công nghiệp với tổng chiều dài 3,82 km; lộ giới 14m, mặt đường 7,0m. Giai đoạn 2016-2020 đã xây dựng 0,77 km với tổng kinh phí 2,386 tỷ đồng ( Trong đó ngân sách huyện 1,644 tỷ; nguồn hỗ trợ xi măng của tỉnh 0,468 tỷ đồng, nguồn đóng góp xây dựng cơ sỡ hạ tầng 0,274 tỷ đồng).
Các hạng mục khác chưa triển khai đầu tư
2. Hoạt động, sản xuất kinh doanh của các cụm công nghiệp
a) Cụm công nghiệp Gò Cây Duối: ( Kèm theo PL chi tiết )
Tống số dự án đăng ký hoạt động tại cụm công nghiệp Gò Cây Duối là 9 dự án. Trong đó có 7 dự án đã đi vào hoạt động, 02 dự án đang triển khai xây dựng.
* Các thủ tục hồ sơ pháp lý:
+ Đến nay 5/9 doanh nghiệp đã hoàn thiện hồ sơ pháp lý đang hoạt động sản xuất kinh doanh ( Công ty TNHH Gạch An Phú, Công ty TNHH Thuận Đức 4, Cơ sở Dương Xứng, Công ty TNHH Trang Thịnh Phát, Công ty TNHH Huệ Cư ).
+ 3/9 nhà đầu tư đang triển khai hoàn thiện hồ sơ đã có quyết định chủ trương đầu tư của tỉnh, đang triển khai hồ sơ thuê đất ( Công ty TNHH Trung Tín, Công ty TNHH Thiện An, Công ty TNHH Sơn Thủy )
+ 1/9 doanh nghiệp chưa có chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Bình Định:, Công ty TNHH Thịnh Thư.
* Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
+ 08/9 cơ sở, doanh nghiệp đã đưa máy móc vào hoạt động sản xuất kinh doanh ( Công ty TNHH Gạch An Phú, Công ty TNHH Thuận Đức 4, Cơ sở Dương Xứng, Công ty TNHH Thịnh Thư, Công ty TNHH Trang thịnh Phát, Công ty TNHH Trung Tín, Công ty TNHH Sơn Thủy, Công ty TNHH Thịnh Thư).
* Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ 04 doanh nghiệp hoạt động đúng ngành nghề theo dự án đầu tư ( Công ty TNHH Thuận Đức, Công ty TNHH gạch An Phú, Công ty TNHH Thịnh Thư , Công ty TNHH Trang Thịnh Phát )
( Trong đó: Công ty TNHH Trang Thịnh Phát đã chuyển nhượng lại cho Công ty TNHH một thành viên Hào Hưng – Quãng Ngãi, hiện nay sản phẩm băm dăm gỗ được xuất ra cảng Dung Quất do Công ty TNHH một thành viên Hào Hưng quản lý )
+ 03 cơ sở, doanh nghiệp hoạy động theo đúng ngành nghề, tuy nhiên quy mô nhỏ chưa phù hợp dự án đầu tư ( Cơ sở Dương xứng, Công ty TNHH Huệ Cư, Công ty TNHH Sơn Thủy).
+ 01 doanh nghiệp đang triển khai đầu tư xây dưng ( Công ty TNHH Trung Tín)
b) Cụm công nghiệp Gò Bùi: ( Kèm theo PL chi tiết )
Tổng số doanh nghiệp đăng ký vào sản xuất kinh doanh: 7 doanh nghiệp. Trong đó, 06 dự án chế biến gỗ, 01 dự án sản xuất vật liệu xây dựng. Đã giao 6,6/6,6 ha cho 7 dự án đạt tỷ lệ lấp đầy 100%. Đến nay, 06 dự án đã đi vào hoạt động ; 01 dự án đang triển khai xây dựng, 01 dự án không hoạt động.
* Các thủ tục hồ sơ pháp lý:
+ Đến nay 4/7 doanh nghiệp đã hoàn thiện hồ sơ pháp lý đang hoạt động sản xuất kinh doanh ( Công ty TNHH Gạch Hai Tây, Công ty TNHH TM An Phú Hiệp, Công ty TNHH Tâm Hợp Phát, Công ty cổ phần đầu tư An Lao).
+ 03/7 Cở sở đang triển khai hồ sơ pháp lý đã có chủ trương đầu tư của UBND tỉnh: Công ty TNHH Vương Nhật Quân, Công ty TNHH Nguyệt Ân Khang, Cơ sở Trần Văn Như).
* Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
+ 05/7 cơ sở, doanh nghiệp đã đưa máy móc vào hoạt động sản xuất kinh doanh (Công ty TNHH Tâm Hợp Phát, Công ty TNHH Gạch Hai Tây, Cơ sở Trần Văn Như, Công ty TNHH TM An Phú Hiệp, Công ty cổ phần đầu tư An Lao, Công ty TNHH Nguyệt Ân Khang).
* Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ 03, doanh nghiệp hoạt động đúng ngành nghề theo dự án đầu tư (Công ty TNHH gạch Hai Tây, Công ty cổ phần đầu tư An Lao; Công ty TNH An Phú Hiệp)
( Trong đó: Công ty CP đầu tư An Lao đã chuyển nhượng lại cho Công ty TNHH một thành viên Hào Hưng – Quãng Ngãi, hiện nay sản phẩm băm dăm gỗ được xuất ra cảng Quy Nhơn do Công ty TNHH một thành viên Hào Hưng quản lý )
+ 03 cơ sở, doanh nghiệp hoạt động theo đúng ngành nghề, tuy nhiên quy mô nhỏ chưa phù hợp dự án đầu tư (Công ty TNHH Tâm Hợp Phát, Công ty TNHH Nguyệt Ân Khang).
+ 02 dự án chưa đưa vào hoạt động: Công ty TNHH Tám Như, Công ty TNHH Vương Nhật Quân
c) Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.
Trong năm 2022 ( Tính đến 31/7/2022 ) :
+ Các doanh nghiệp, công ty trong 02 cụm công nghiệp đã nộp vào ngân sách với số tiền: 871.886.310đồng
+ Nợ đọng thuế đến ngày 31/07/2022: số tiền: 275.351.189đồng ( Công ty TNHH TM An Phú Hiệp nay là Công ty TNHH đầu tư xây dựng TH Kim Ngân )
( Theo số liệu cung cấp của Chi cục thuế KV Hoài Nhơn – Hoài Ân – An Lão).
d) Tình hình sử dụng lao động và nghĩa vụ của doanh nghiệp với người lao động:
Hiện nay trên 02 cụm công nghiệp có khoảng 135 lao động (CCN Gò Bùi 106 lao động, CCN Gò Cây Duối 80 lao động.
Các văn bản pháp lý
- Quyết định Số 08/2005/QĐ-UBND 22 tháng 3 năm 2005 của UBND huyện An Lão “V/v ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư vào các cụm công nghiệp”;
- Quyết định Số 563/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2007 của UBND huyện An Lão “V/v điều chỉnh, bổ sung cơ chế thu hút đầu tư vào các Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện An Lão”;
- Quyết định số tại Quyết định số 3090/QĐ-CTUBND ngày 26/12/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định “V/v phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 công trình Cụm công nghiệp Gò Cây Duối, xã An Hòa, huyện An Lão”;
- Quyết định số tại Quyết định số 2980/QĐ-CTUBND ngày 31/12/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định “V/v phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 công trình Cụm công nghiệp Gò Bùi, thị trấn An Lão, Huyện An Lão”;
- Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 9/8/2016 của UBND tỉnh Bình Định “V/v thành lập Cụm công nghiệp Gò Bùi, thị trấn An Lão, huyện An Lão, tỉnh Bình Định”;
- Quyết định số 2780/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh Bình Định “V/v thành lập Cụm công nghiệp Gò Cây Duối, xã An Hòa, huyện An Lão, tỉnh Bình Định”;
- Quyết định số 76/2016/QĐ-UBND ngày 19/12/2016 của UBND tỉnh Bình Định “V/v ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Định”;
- Quyết định số 2319/QĐ-UBND ngày 12/9/2016 của UBND huyện An Lão “V/v ban hành Quy định về trình tự và cơchế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tưxây dựng tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện An Lão”.
- Ngành nghề thu hút đầu tư của 2 cụm công nghiệp: Chế biến nông – lâm sản, chế biến đá granite, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp nhẹ khác
Tình hình đầu tư vào 2 cụm công nghiệp
- Tổng nguồn vốn đầu tư cho công tác quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho 2 cụm công nghiệp đến nay đã thực hiện được 5.139,007 triệu đồng; trong đó: ngân sách tỉnh hỗ trợ 3.225 triệu đồng (63,25%), ngân sách huyện đầu tư 1.837 triệu đồng (35,25%), các doanh nghiệp đóng góp 77,007 triệu đồng (1,5%).
- Tính đến thời điểm hiện nay, tổng kinh phí dành đầu tưxây dựng cơsở hạ tầng hai cụm công nghiệp là 2.690,535 triệu đồng. Trong đó, cụm công nghiệp Gò Bùi 997,449 triệu đồng, đã san nền được 11,687ha/11,687ha đất quy hoạch. Trong đó:
a. Cụm công nghiệp Gò Bùi:
Tổng kinh phí đầu tư : 997,449 triệu đồng, đã san nền được 11,687ha/11,687ha đất quy hoạch.
b. Cụm công nghiệp Gò Cây Duối:
Tổng kinh phí đầu tư: 1.693,086 triệu đồng, đã san nền 12,48ha/14,14ha đất quy hoạch.
Tình hình hoạt động của các cơ sở, doanh nghiệp, công ty trong cụm công nghiệp:
- Hiện tại có 16 cơ sở, doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào 2 cụm công nghiệp ( Cụm công nghiệp Gò cây duối 9 doanh nghiệp,cụm doanh nghiệp Gò Bùi 7 doanh nghiệp).
- Trong đó 9 cơ sở, doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn thiện các thủ tục hồ sơ, 04 dự án đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và lập thủ tục hồ sơ; 03 dự án không thực hiện đang đề nghị thu hồi đất và chấp thuận cho thuê đất ( Công ty TNHH Hoàng Vũ, Công ty TNHH Tân Nhật Huy, Công ty TNHH MTV An Lão).
a. Tình hình hoạt động và tổng vốn đăng ký đầu tư của các cơ sở, doanh nghiệp, công ty trong cụm công nghiệp Gò Bùi:
- Tổng số doanh nghiệp đăng ký vào sản xuất kinh doanh: 07 doanh nghiệp. Đã tạm giao 6,209/6,68 ha cho 5 dự án chế biến gỗ tiêu thụ nội địa và 02 dự án sản xuất vật liệu xây dựng tại CCN; đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích 100%. Trong đó, 04 dự án đã đi vào hoạt động góp phần giải quyết việc làm cho 56 lao động thu nhập bình quân 4,7 triệu đồng/người/tháng; 02 dự án không hoạt động sản xuất kinh doanh (Công ty TNHH Tân Nhật Huy, Công ty TNHH MTV An Lão).
- Tổng vốn đăng ký đầu tư vào cụm công nghiệp Gò Bùi của các doanh nghiệp 26,623 tỷ đồng trong đó:
+ Vốn đầu tư thực tế của các doanh nghiệp hiện tại chỉ đạt: 5,4 tỷ đồng.
+ Vốn đăng ký đầu tư chưa thực hiện: 21,223 tỷ đồng.
b. Tình hình hoạt động và tổng vốn đăng ký đầu tư của các cơ sở, doanh nghiệp, công ty trong cụm công nghiệp Cụm công nghiệp Gò Cây Duối:
- Tổng số doanh nghiệp đăng ký vào sản xuất kinh doanh: 9 doanh nghiệp. Trong đó, 5 dự án chế biến gỗ, 01 dự án chế biến hàng nông lâm sản, 03 dự án sản xuất vật liệu xây dựng. Đã giao 9,7/9,7ha cho 9 dự án đạt tỷ lệ lấp đầy 100%. Đến nay, 5 dự án đã đi vào hoạt động góp phần giải quyết việc làm cho 46 lao động thu nhập bình quân 4,7 triệu đồng/người/tháng, 03 dự án đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và các thủ tục hồ sơ, 01 dự án không hoạt động sản xuất kinh doanh (Công ty TNHH Hoàng Vũ )
- Tổng vốn đăng ký đầu tư vào cụm công nghiệp Gò Bùi của các doanh nghiệp 27 tỷ đồng trong đó:
+ Vốn đầu tư thực tế của các doanh nghiệp hiện tại chỉ đạt: 7,45 tỷ đồng.
+ Vốn đăng ký đầu tư chưa thực hiện: 19,55 tỷ đồng.
1. Lĩnh vực Giao thông:
Năm 2017 đăng ký xây dựng kế hoạch bê tông hóa đường giao thông nông thôn cụ thể như sau:
Tổng chiều dài đăng ký là 17,953 km, trong đó:
- Đường BTNT loại A: 7,43 km;
- Đường BTNT loại B: 9,127 km;
- Đường BTNT loại C: 0,400 km;
- Đường BTNT loại D: 0,996 km.
2. Lĩnh vực Khoa học Công nghệ:
Các mô hình ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ vào sản xuất năm 2016 cụ thể như sau:
a. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp:
Ứng dụng 03 mô hình, Tổng kinh phí thực hiện 130.272.500 đồng, Trong đó nguồn Khuyến nông tỉnh 70.272.500 đồng, nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ 60.000.000 đồng
* Nguồn khuyến nông tỉnh: Triển khai ứng dụng 03 mô hình
- Ứng dụng mô hình Trồng Ngô Lai thâm canh trên đất lúa chuyển đổi, kinh phí thực hiện: 26.158.000 đồng.
+ Địa điểm thực hiện: Thôn Long Hòa, xã An Hòa, huyện An Lão.
+ Quy mô thực hiện: 2ha/14 hộ.
+ Thời gian thực hiện 4 tháng (từ tháng 4/2016 đến tháng 8/2016).
+ Kết quả: Năng suất đạt 68 tạ/ha, đạt 113% so với kế hoạch ( chỉ tiêu năng suất 60 tạ/ha).
- Ứng dụng mô hình Trồng lạc thâm canh trên đất lúa chuyển đổi, kinh phí thực hiện: 32.048.000 đồng.
+ Địa điểm thực hiện: Thôn Tân Lập, xã An Tân, huyện An Lão.
+ Quy mô thực hiện: 2ha/15 hộ.
+ Thời gian thực hiện 4 tháng (từ tháng 4/2016 đến tháng 8/2016).
+ Kết quả: Năng suất đạt 32 tạ/ha, đạt 106% so với kế hoạch (chỉ tiêu năng suất 30 tạ/ha).
- Ứng dụng mô hình Trồng thâm canh một số giống cỏ mới có năng suất cao, kinh phí thực hiện: 12.066.500 đồng.
+ Địa điểm thực hiện: Thôn Vạn Long, xã An Hòa, huyện An Lão.
+ Quy mô thực hiện: 2.000m2/2 hộ.
+ Thời gian thực hiện 6 tháng (từ tháng 3/2016 đến tháng 8/2016).
+ Kết quả: Năng suất đạt 15,9 tấn/1.000m2, đạt 106% so với kế hoạch ( chỉ tiêu năng suất 15,0 tấn/1.000m2).
Đánh giá chung: Qua triển khai 03 mô hình ứng dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn trên đất đã mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao sơ với trồng lúa truyển thống. Góp phần nâng cao tầm quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trong các mùa vụ và áp dụng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất của nhân dân trong việc thay đổi phương thức sản xuất lạc hậu và truyền thống của sản xuất nông nghiệp.
* Nguồn khoa học công nghệ: Triển khai ứng dụng mô hình Trồng bưởi da xanh, kinh phí thực hiện: 60.000.000 đồng.
Trong năm 2016 Hội đồng khoa học và công nghệ huyện đã xem xét các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, giá trị hiệu quả kinh tế đã tham mưu UBND huyện hỗ trợ thí điểm mô hình trồng cây bưởi da xanh trên địa bàn hiện.
+ Địa điểm thực hiện: Xã An Hòa và xã An Tân.
+ Quy mô thực hiện: xã An Hòa 02 mô hình/02 hộ, xã An Tân 01 mô hình/01 hộ; quy mô 230 cây/hộ, diện tích đất 6.900 m2/hộ để thực hiện thí điểm mô hình.
+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2016.
Hiện tại các mô hình đã được triển khai phát triển tốt (với tỷ lệ sống đạt 80%), qua kết quả đạt được chúng ta thấy cây bưởi gia xanh phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.
Qua việc hỗ trợ thí điểm mô hình tạo điều kiện cho nhân dân tham quan học tập, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó giúp nhân dân nhận thức được việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao vào phù hợp với điều kiện của địa phương mang lại cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, tạo việc làm, ổn định đời sống nhân dân (dự kiến sau 2 đến 3 năm bưởi cho thu hoạch đạt năng suất 1tạ/cây, giá bán ổn định với 45.000 đồng/kg, mỗi hộ có thể thu lãi đạt từ 200-213 triệu đồng/năm).
b. Lĩnh vực chăn nuôi:
Ứng dụng mô hình “Nuôi gà trên nền đệm lót sinh học”, với tổng kinh phí thực hiện 116.573.800 đồng, từ nguồn khuyến nông tỉnh.
+ Địa điểm thực hiện: Thôn Hưng Nhơn, thị trấn An Lão, huyện An Lão.
+ Quy mô thực hiện: 1250 con/7 hộ.
+ Thời gian thực hiện 6 tháng (từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2016).
+ Kết quả triển khai: Qua 4 tháng triển khai đến nay gà sinh trưởng tốt, đạt trọng lượng trung bình là 2,5kg/con, lợi nhuận từ mô hình đem lại là 60.000.000 đồng.
Qua triển khai các năm từ mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học không gây ô nhiểm môi trường và đồng thời đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho nhân dân, chất lượng giá trị sản phẩm đảm bảo được người tiêu dùng sử dụng. Từ những thành quả có được đã tiếp tục triển khai và nhân rộng các mô hình Nuôi gà trên nền đệm lót sinh học đến các xã, thị trấn cho nhân dân tham gia học hỏi ứng dụng trong lĩnh vực chăn nuôi góp phần phát triển kinh tế gia đình, đem lại thu nhập cho nhân dân.
c.Công tác sở hữu trí tuệ và hỗ trợ phát triển đặc sản của địa phương tổng kinh phí 170.000.000 đồng:
Nhằm khôi phục, phát triển các đặc sản của địa phương tiến tới xây dựng thương hiệu, sản xuất hàng hóa như Mật ong rừng An Lão, Cây Hồng nhiễu, chè tự nhiên tại xã An Toàn. UBND huyện đã hỗ trợ kinh phí triển khai nhằm bảo tồn và phát triển bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Khoanh nuôi, bảo vệ chè đặc sản tại xã An Toàn với quy mô chăm sóc 1,9ha (Số lượng: 600 cây chè), tổng kinh phí thực hiện đến tháng 04/2017 (kinh phí hỗ trợ cho mô hình từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ: 60.000.000 đồng), đến nay cây Chè đang sinh trưởng và phát triển tốt.
- Phục tráng cây hồng nhiểu với quy mô ghép là 300 gốc, đến nay đã hoàn thành công việc ghép cây, tỉ lệ cây sống khoản 80-90%, kinh phí hỗ trợ để thực hiện mô hình là: 20.000.000 đồng.
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mật ong rừng An Lão cho sản phẩm mật ong rừng An Lão – Bình Định với tổng kinh phí thực hiện: 90.000.000 đồng, đế nay thủ tục hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mật ong rừng An Lão đã hoàn thành gửi Cục Sở hữu trí tuệ và đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhập hồ sơ hợp lệ, đủ điền kiện cấp chứng nhận.
Hiệu quả: Qua việc triển khai xây dựng nhãn hiệu mật ong rừng An Lão, bảo tồn cây Chè, phục tráng cây Hồng nhiễu sẽ góp phần nâng cao giá trị kinh tế, bảo tồn và phát triển các đặc sản địa phương.
3. Lĩnh vực Quy hoạch xây dựng:
Hệ thống cây xanh trên các tuyến đường khu vực thị trấn An Lão.
Trồng 350 cây xanh trên vỉa hè các tuyến đường cụ thể như sau:
- Trồng 45 cây Lộc vừng có chiều cao H≥ 2m, đường kính gốc d≥ 10cm, kích thước bầu 60x60x60 cm:
+ Tuyến Bưu điện – Huyện ủy (629) : 11 cây
+ Tuyến Ngã tư quán Bờ hồ - Bưu điện (629): 34 cây
- Trồng 16 cây Bằng lăng có chiều cao H≥ 2m, đường kính gốc d≥ 10cm, kích thước bầu 60x60x60 cm: Tuyến Bưu điện – Huyện ủy (629)
- Trồng 279 cây Sao đen có chiều cao H≥ 3m, đường kính gốc d≥ 10cm, kích thước bầu 60x60x60 cm:
+ Tuyến ĐT629 – Công an huyện: 14 cây
+ Tuyến ĐT629 – Đài truyền thanh: 22 cây
+ Tuyến ĐT629 (cây xăng) – Đường 1 chiều: 6 cây
+ Tuyến Bờ kè sông Đinh: 121 cây
+ Tuyến đường 1 chiều (quán Hằng) – Bờ kè : 23 cây
+ Tuyến đường 1 chiều (nhà ông Thường) – Bờ kè : 12 cây
+ Tuyến trước nhà văn hóa cộng đồng: 23 cây
+ Tuyến trước trụ sở Thôn 9: 3 cây
+ Tuyến xung quanh khu sinh hoạt văn hóa thể thao: 24 cây
+ Tuyến nhà ông Trai – Sân bóng huyện đoàn: 31 cây