Kế hoạch Cải cách hành chính tỉnh Bình Định năm 2024

Thứ tư - 03/01/2024 07:55
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh năm 2024”, với một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
Kế hoạch Cải cách hành chính tỉnh Bình Định năm 2024
Phấn đấu Chỉ số Năng lực cạnh tranh, Chỉ số Cải cách hành chính, Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nằm trong nhóm 20 địa phương dẫn đầu cả nước và nhóm 03 địa phương dẫn đầu khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
100% cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, thời hạn và quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện.
100% văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp được rà soát, kiến nghị, xử lý đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đạt 80%; tỷ lệ cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử đạt 100%. 100% TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai kịp thời. Phấn đấu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết TTHC đạt 55%, tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán đạt 60%. Tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa đạt 50%.
Tiếp tục sắp xếp, giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo các chỉ tiêu theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025 theo Kết luận số 62-KL/TW ngày 02/10/2023 của Bộ Chính trị.
100% cơ quan hành chính nhà nước, 100% đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thiện xây dựng Đề án vị trí việc làm theo quy định; rà soát, sắp xếp, bố trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt.
Hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hình thành Kho dữ liệu số dùng chung của tỉnh; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Mỗi đơn vị cấp huyện xây dựng ít nhất 10% đơn vị hành chính cấp xã chuyển đổi số. Đạt 90% hồ sơ công việc tại cơ quan cấp tỉnh, 80% đối với cơ quan chuyên môn cấp huyện và 60% đối với Ủy ban nhân dân cấp xã được tạo lập dưới dạng điện tử (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). /.

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Đình Tưởng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây