Đối với tiêu chí thu nhập, việc quy định tạm thời mức thu nhập bình quân đầu người đạt chuẩn năm 2016-2017 theo từng vùng được xác định trên cơ sở: Lấy mức thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 của từng vùng (theo quy định tại Quyết định số 342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) trừ (-) đi mức thu nhập đạt chuẩn năm 2015 của từng vùng, rồi chia (:) cho 5 năm để tính mức thu nhập bình quân tăng thêm 1 năm trong giai đoạn 2016-2020, sau đó lấy mức thu nhập bình quân tăng thêm 1 năm cộng (+) với mức thu nhập đạt chuẩn năm 2015 của từng vùng.
Ví dụ, đồng bằng sông Cửu Long mức thu nhập bình quân đầu người đạt chuẩn đến năm 2020 theo quy định là 49 triệu đồng; mức thu nhập đạt chuẩn năm 2015 là 29 triệu đồng/người thì năm 2016 sẽ là (49-29):5+29=33 triệu đồng. Xã được công nhận đạt tiêu chí thu nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã đạt mức thu nhập bình quân đầu người/năm của vùng trở lên.
Đối với tiêu chí hộ nghèo, việc quy định tạm thời tỷ lệ hộ nghèo năm 2016-2017 được xác định trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi đã tổng hợp, phân tích kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 của các địa phương, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước và các vùng. Xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới về tiêu chí hộ nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã qua điều tra, rà soát định kỳ hằng năm bằng hoặc dưới mức tỷ lệ hộ nghèo áp dụng cho vùng năm 2016-2017.
Căn cứ quy định tạm thời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về 2 tiêu chí thu nhập và hộ nghèo, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện 2 tiêu chí này của xã, làm cơ sở xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016-2017.
Tác giả bài viết: A.T
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn