NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI HUYỆN MIỀN NÚI AN LÃO GIÚP HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THOÁT NGHÈO, ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG

Thứ hai - 16/12/2024 07:24
Với địa hình đồi núi, kinh tế còn nhiều khó khăn, xã An Quang phụ thuộc chủ yếu vào làm nông và chăn nuôi là chính. Điều kiện sản xuất hạn hẹp, thiếu đất trồng trọt, chăn nuôi, người dân chưa được trang bị đầy đủ kỹ thuật, thiếu nguồn vốn, việc tiếp cận thị trường còn hạn chế. Nắm bắt được thực trạng này, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện An Lão đã triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, tạo điều kiện cho người dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ một cách thuận lợi nhất. Nhờ vậy, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã mạnh dạn vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi làm ăn hiệu quả, xây mới nhà ở thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
q
Ông Đinh Văn Leo ở Thôn 2, xã An Quang rất phấn khởi khi kể lại hành trình thoát nghèo của gia đình. Trước đây, hộ gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, đông con, nhà cửa xập xệ, cả gia đình chỉ trông cậy vào thửa ruộng nhỏ để sống qua ngày. Năm 2020, hộ gia đình ông được sự giới thiệu của Ban thôn, Hội Nông dân xã An Quang gia đình ông mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thuộc chương trình Hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS theo Quyết định 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ nguồn vốn này, ông đầu tư trồng hơn 3ha cây keo lấy gỗ, thấy việc trồng keo gặp nhiều thuận lợi, bước đầu đem lại hiệu quả. Năm 2022, gia đình ông mạnh dạn tiếp tục đăng ký vay thêm 40 triệu đồng chương trình vùng DTTS và miền núi theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP để xây dựng mới nhà ở. Nhờ có nguồn vốn ưu đãi cho hộ đồng bào DTTS, gia đình ông đã có ngôi nhà ở khang trang, sạch đẹp thay cho ngôi nhà xiêu quẹo, dột nát trước đây, mỗi mùa mưa bão đến không phải lo sập đổ, con cái được đi học đầy đủ như các bạn cùng trang lứa.
          Đến năm 2023, gia đình ông tiếp tục vay thêm 50 triệu đồng để mở rộng chăn nuôi bò, lợn và gà. Có vốn, lại được cán bộ kỹ thuật của huyện hướng dẫn cách chăn nuôi để vật nuôi không bị dịch bệnh. Hiện nay, gia đình ông đang có 03 con bò cái và 05 con nghé, duy trì đàn lợn 12 con tái đàn liên tục và đàn gà 30 con lớn nhỏ. Đàn gà, lợn, bò đã cho gia đình ông Leo có thu nhập đều, mỗi năm cho gia đình thu nhập 40 - 50 triệu đồng, cuộc sống ổn định hơn trước rất nhiều. Nhờ có thu nhập từ việc trồng rừng và chăn nuôi, gia đình ông đã có cuộc sống đầy đủ hơn, mua sắm nhiều đồ dùng thiết yếu cho gia đình. Theo kết quả điều tra rà soát hộ nghèo cuối năm 2024 vừa qua thì gia đình ông đã thuộc diện hộ thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá của xã.
          Nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ được thực hiện tại địa phương đã góp phần hiệu quả chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn “tín dụng đen”, củng cố và nâng cao niềm tin của người dân đối với các chính sách của Nhà nước. Đặc biệt hơn đối với xã An Quang, nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi NHCSXH cho vay mà có nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo, chất lượng cuộc sống của người dân nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt./.

 

Tác giả bài viết: Thành Quốc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây