Dù thời tiết nắng nóng, oi bức, nông dân các các thôn vẫn tấp nập ra đồng để thu hoạch lúa, gom rạ. “Không chỉ đạt năng suất 64,2 tạ/ha, mà vụ Đông Xuân năm nay lúa ít bị sâu bệnh tấn công, tôi cũng đỡ tốn chi phí”, ông Trương Văn Đàn, thôn Long Hòa cho biết.
Cạnh ruộng ông Đàn là 2 sào lúa TH 3-3 của hộ Phan Văn Dũng cũng vàng óng. Khi máy gặt đập liên hợp “nhả” 7 tạ lúa, ông Dũng cũng bất ngờ. “Nhìn lúa tốt, bông nặng hạt, năng suất đạt được là quá cao so với mong đợi của tôi”, ông Dũng phấn khởi cho biết. Ông nói: “Chưa có vụ nào mà cây lúa “nhẹ phân, nhẹ thuốc” như năm nay. Ngoài việc đặt bã sinh học diệt chuột, cả vụ tôi chỉ phun thuốc trừ sâu bệnh một lần. Vì vậy, năng suất lúa đạt hơn 60 tạ/ha, tăng hơn vụ đông xuân 2016- 2017”.Đối với xã An Hòa, năng suất lúa vụ Đông Xuân 2018 - 2019 chỉ ước đạt 62 tạ/ha. “Đây là kết quả của việc nông dân sử dụng giống lúa đảm bảo chất lượng, chấp hành đúng lịch thời vụ và tích cực, hợp tác với ngành chuyên môn trong quá trình chăm sóc. Theo nhận định của ngành chuyên môn và nông dân, vụ lúa Đông Xuân năm nay bội thu cả về năng suất lẫn chất lượng. Bởi, dịch bệnh gây hại ở mức độ nhẹ, nên nông dân đỡ tốn chi phí chăm sóc; hạt lúa vì thế cũng “sạch” hơn. Để có mùa bội thu, nông dân trong xã cũng trải qua những khó khăn. Đầu vụ lo mưa lụt ngập úng. Giai đoạn lúa non thì chuột và ốc bươu vàng tấn công. Khi lúa sắp trổ lại rơi vào thời điểm “sáng nắng gắt, chiều mưa dông”... “Tuy nhiên, những bất lợi của thời tiết xảy ra trong thời gian ngắn; cộng với sự vào cuộc tích cực, kịp thời của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương và bà con nông dân phòng trừ diệt chuột hại lúa kịp thời. Ngoài ra, việc chấp hành lịch thời vụ, cơ cấu giống, điều tiết và sử dụng nước hợp lý cũng góp phần vào thắng lợi của vụ Đông Xuân 2018 – 2019.
Rơm cũng bội thu
Cùng với năng suất lúa đạt cao, nông dân cũng phấn khởi vì thu hoạch được rơm rạ, phục vụ nhu cầu chăn nuôi gia súc và trồng nấm. “Mặc dù đã trồng cỏ, nhưng năm nào tôi cũng trữ 2-3 cây rơm để vừa làm thức ăn, vừa ủ ấm cho trâu, bò vào mùa mưa lạnh. Vụ hè thu này lúa không ngã đổ, trời lại nắng, nên tôi thừa rơm, không phải lo trâu, bò bị đói lạnh như năm trước”, bà Nguyễn Thị Xanh, thôn Xuân Phong Nam cho biết. Trong khi đó, người trồng nấm cũng hối hả gom rơm, đảm bảo nguyên liệu sản xuất. Theo những người trồng nấm, rơm dùng để trồng nấm phải là loại “sạch”. Nghĩa là cây lúa không bị ngã đổ, ngập nước và ít nhiễm sâu bệnh. Vì vậy, khi nhận thấy vụ lúa hè thu năm nay ít nhiễm sâu bệnh, ít bị ngã đổ, nên các hộ trồng nấm cũng đặt hàng... rơm từ khi lúa chưa thu hoạch, khiến giá rơm hiện nay lên 200.000-300.000 đồng/sào, có nơi 400.000 đồng/sào. Theo ông Nguyễn Văn Bước, một hộ chuyên trồng nấm rơm ở thôn Vạn Long, thì: “Rơm rạ “cháy hàng” phần do người trồng nấm tăng quy mô sản xuất vào mùa mưa và dịp cuối năm; phần do nông dân cũng tận dụng thời gian nông nhàn để làm nấm nhằm tăng thu nhập”.
Thắng lợi vụ lúa Đông Xuân 2018 -2019 ở An Hòa là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các khâu trong vụ sản xuất từ công tác chỉ đạo điều hành đến chủ động các điều kiện sản xuất, quản lý chất lượng giống, dự báo sâu bệnh, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất tất cả đã góp phần vào sự bội thu./.
Tác giả bài viết: Lệ Quyên
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn