An Lão là một huyện miền núi, có 10 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, có 57 thôn trong đó có 41 thôn đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc H’rê và Bana) tập trung chủ yếu ở 7 xã, thị trấn, chiếm 36,28% dân số toàn huyện. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW và Chương trình hành động 126-CTr/HU, huyện An Lão đã đạt được những kết quả tích cực trong phát triển sản xuất, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh kế hoạch giao đất lâm nghiệp cho người dân để phát triển kinh tế rừng. Từ các nguồn lực, chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước như Chương trình 134, 135, Chương trình 30a/CP…huyện đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả cao, kinh tế- xã hội ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chuyển dịch theo hướng tích cự; hạ tầng cơ sở: điện, đường, trường, trạm, hệ thống nước sạch đã được đầu tư, nâng cấp toàn diện; bộ mặt nông thôn, nhất là các xã vùng cao đã thật sự thay đổi.
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã có nhiều giải pháp tích cực để xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. Đến nay, huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm bình quân 5%/năm.
Song song với việc phát triển kinh tế, các bản sắc văn hoá, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số cũng được quan tâm; ý thức đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, cưới, lễ hội được nâng lên. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá được các bản làng vùng sâu, vùng xa hưởng ứng tích cực. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình, Internet, điện thoại di động ngày càng tăng; tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia, nước hợp vệ sinh 100%.
Cơ sở vật chất phục vụ học tập, giảng dạy luôn được quan tâm đầu tư. Tình hình dạy và học ở các xã vùng bản đã từng bước đi vào nề nếp, có chất lượng. 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Công tác phổ cập tiểu học, chống mù chữ và phổ cập THCS được củng cố và duy trì.
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân được tăng cường. Hệ thống trạm y tế xã, thị trấn được quan tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng: 10/10 xã, thị trấn có trạm y tế, trong đó 8/10 trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
Xuất phát từu nhiệm vụ chính trị và đặc điểm của huyện miền núi, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chú trọng xây dựng tổ chức Đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay 100% thôn đều có tổ chức đảng. Từ năm 2003 đến nay đã phát triển 725/1.627 đảng viên người dân tộc thiểu số trên số đảng viên được kết nạp mới, nâng tổng số lên 1.151/2.411 đảng viên, chiếm 47,67% trong toàn huyện. Trong nhiệm kỳ 2015-2020 có 14/36 đồng chí là người dân tộc thiểu số tham gia vào cấp ủy huyện, chiếm tỷ lệ 38,89% (NK 2010-2015 là 11/35 đ/c, chiếm 31,4%); Ban Thường vụ Huyện ủy 5/11 đ/c, tỷ lệ 45,45% (NK 2010-2015 là 2/10 đ/c chiếm 20%).
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân tộc ở huyện vẫn còn một số hạn chế nhất định. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở thiếu quan tâm, sâu sát nên việc triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW và Chường trình hành động của Huyện ủy về “Công tác dân tộc” chưa hiệu quả. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, đời sống, tập quán sản xuất ở nhiều vùng còn lạc hậu; còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của chính quyền, chưa tự chủ trong vươn lên xóa đói giảm nghèo cho gia đình. Triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số của một số địa phương còn thiếu chặt chẽ; một số chính sách thực hiện chưa kịp thời; một số chính sách khi thực hiện thiếu kiểm tra, đôn đốc nên hiệu quả chưa cao…
Để thực hiện tốt công tác dân tộc trong thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện ủy đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp, trong đó, trọng tâm là tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 24-NQ/TW đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh; củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống của đồng bào dân dộc; đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Tác giả bài viết: Nhi
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn