Trường Phổ thông DTBT THCS An Lão tiếp nhận chương trình “Gói mì hạnh phúc”
Thứ hai - 14/10/2024 09:21
Năm học 2024-2025 Trường Phổ thông DTBT THCS An Lão tiếp nhận chương trình “Gói mì hạnh phúc” Chương trình do Công ty Acecook Việt Nam phối hợp Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam tài trợ. Theo chương trình 573 học sinh tại trường được tiếp nhận 25.890 gói mì phở, trị giá hơn 110 triệu đồng. Chương trình với mục đích nhằm tăng khẩu phần ăn tạo điều kiện học tập tốt hơn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Với mong muốn động viên, tiếp sức để các em có thể tiếp tục được đến trường và có những bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng Niềm vui của các em khi được thưởng thức những bữa ăn ngon Tổ chức bữa ăn mì tại trường Khi tiếp nhận mì, nhà trường tổ chức nấu mì 3 bữa ăn sáng một tuần và tập trung học sinh ăn tại bếp ăn, đồng thời nhà trường linh hoạt bổ sung thêm khẩu phần bữa sáng hàng ngày bằng thịt, chả và rau củ cho các em ăn cùng với mì. Chương trình là niềm vui thêm động lực học tập cho các em xa gia đình nhưng v vẫn được thưởng thức những bữa ăn ngon, an toàn an tâm từ các sản phẩm của Acecook Việt Nam để phấn đấu tiếp tục con đường học tập của mình. Thông qua dự án này, Acecook Việt Nam mong muốn được thực hiện hóa giá trị cốt lỗi của Happy Society của mình trong việc tích cực tham gia các hoạt động đóng góp cho xã hội và mang lại hạnh phúc cho cộng đồng. Được biết Dự án "Gói mì hạnh phúc" 2024 dự được triển khai trên 13 tỉnh gồm: Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Đình, Phú Yên, Đăk Nông, Kiên Giang, Sóc Trăng và Cà Mau. 2Trong đó, Bình Định đơn vị hưởng lợi của chương trinh là học sinh trường Phổ thông TDBT An Lão Đây là hoạt động nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là quan tâm đến công tác chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khu vực miền núi. Chương trình còn giúp công tác vận động người dân cho trẻ em đến trường của các thầy cô vùng sâu, vùng xa được hiệu quả hơn, góp phần làm giảm tỷ lệ bỏ học.