An Lão: Bảo tồn và phát huy các làn điệu Ta lêu, Ka choi của đồng bào Hrê, Bana.

Thứ sáu - 19/08/2022 08:06
Cùng với cồng chiêng, thì các làng điệu Ta lêu, Ka choi đối với đồng bào dân tộc Hrê, Bana ở huyện miền núi An Lão luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều loại hình nghệ thuật khác, các làn điệu Ta lêu, Ka choi của đồng bào Hrê, Bana dần mai một. Trước nguy cơ trên, huyện An Lão đang từng bước khôi phục, bảo tồn và phát huy các làn điệu Ta lêu, Ka choi của đồng bào Hrê, Bana đối với người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
b
b
Để xây dựng, bảo tồn, phát huy các làn điệu Ta lêu, Ka choi của đồng bào Hrê, Bana trên địa bàn huyện và đưa vào đời sống sinh hoạt của Nhân dân; thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện đã tổ chức khảo sát, lựa chọn từng địa phương; phối hợp với UBND xã, thị trấn xây dựng kế hoạch mời các nghệ nhân, những người còn lưu giữ, hiểu biết về các làn điệu Ta lêu, Ka choi tham gia bảo tồn. Đồng thời, Phòng Văn hóa Thông tin huyện phối hợp với Trung tâm Văn hóa- Thông Tin- Thể thao huyện đi đến các thôn phối hợp với các nghệ nhân, những người am hiểu về Ta lêu, Ka choi tổ chức luyện tập, thực hiện ghi âm, ghi hình các làn điệu Ta lêu, ka choi thành các file nhạc để lưu trữ, phổ biến trong nhân dân. Qua ghi nhận cho thấy, việc tổ chức, ghi âm, ghi hình các làn điệu Ta lêu, Ka choi rất được người dân phấn khởi, nhiệt tình ủng hộ. Chị Đinh Thị Tuyết, người dân tộc Hrê ở thôn 7 thị trấn tâm sự: “Bản thân tôi thấy việc làm này rất đúng đắn, vì nó có rất ý nghĩa đối với người đồng bào Hrê của chúng tôi; bởi vì việc làm này từ lâu người đồng bào chúng tôi rất muốn thực thiện nhưng do không đủ điều kiện nên không làm được. Chính vì vậy mà hôm nay UBND huyện, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện tổ chức thực hiện chúng tôi rất vui mừng; qua đó giúp những làn điệu Ta lêu, Ka choi truyền thống của người Hrê sẽ không bị mai mọt và được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ mai sau. Trong thời gian tới chúng tôi rất muốn sự quan tâm giúp đỡ của huyện trong việc, giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. qua đó nhằm giúp cho thế hệ trẻ hôm nay có thể tiếp cận, phát huy văn hóa truyền thống của ông cha mình”. 
k
Theo tìm hiểu từ nhiều người có uy tín và các nghệ nhân ở các xã miền núi ở huyện An Lão cho thấy: Hiện nay, theo dòng thời gian, sự du nhập của âm nhạc hiện đại, mang tính thương mại và bước phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, đã dẫn đến hệ lụy về các hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội, âm nhạc, nhạc cụ truyền thống đang bị thất lạc và mai một dần. Số nghệ nhân biết trình diễn và biết hát các làn điệu Ta lêu, Ka choi ở huyện cũng dần vắng bóng. Vì vậy việc xây dựng và bảo tồn và phát huy các làn điệu Ta lêu, Ka choi của đồng bào dân tộc Hre, Ba na rất được người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hưởng ứng nhiệt tình. Nếu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm xây dựng, bảo tồn chắc chắn phong trào hát Ta lêu, Ka choi sẽ được nhân rộng... Ông Đinh Văn Trai, người dân tộc Bana ở thôn 1 xã An Toàn chia sẽ: “Tuy đây là lần đầu tiên huyện thực hiện ghi âm, ghi hình nhằm bảo tồn các làn điệu Ta lêu, Ka choi của người đồng bào dân tộc thiểu số nhưng chúng tôi thấy việc làm này rất có ý nghĩa. Vì vậy, khi có chủ trương về bảo về ôn lại truyền thống bảo tồn các làn điệu ta lêu của người Bana chúng tôi rất phấn khởi và đồng lòng thực hiện cho bằng được; tôi nghĩ giờ nếu không làm thì sau này sẽ bị mai một, thế hệ trẻ hiện nay và con cháu mai sau sẽ không còn biết về những làn điệu Ta lêu, Ka choi truyền thống của mình; vì vậy chúng tôi rất vui và rất cảm ơn chủ trương này, để sau này con cháu, thế hệ trẻ có điều kiện học hỏi và phát triển lại truyền thống của mình”.
k

Hiện tại, huyện An Lão tổ chức ghi âm, ghi hình 10  bài hát Ta lêu, Ka choi của đồng bào Hrê, Bana thành đĩa VCD, DVD, tạo file nhạc số để phổ biến trong nhân dân và truyền dạy cho học sinh đồng bào Hrê, Bana. Trước mắt huyện sẽ thí điểm truyền dạy hát Ta lêu, Ka choi của đồng bào Hrê, Bana cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú- Trung học ơ sở và Trung học Phổ thông An Lão và sau đó nhân rộng ra các trường học khác. Phấn đấu 100% học sinh các Trường nội trú, bán trú, học sinh đồng bào Hrê, Bana các cấp học trên địa bàn huyện luyện tập, hát được những làn điệu Ta lêu, Ka choi của đồng bào dân tộc mình trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa và vào các dịp lễ, tết, hội…Với sự chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị; di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc nói chung, các làn điệu Ta lêu, Ka choi người Hrê, Bana nói riêng đã và đang được bảo tồn và phát huy giá trị. Qua đó, khơi dậy lòng tự hào của mỗi dân tộc về di sản văn hóa tốt đẹp, tích cực tham gia gìn giữ và phát triển để di sản văn hóa dân tộc sống mãi với thời gian. 
 

Tác giả bài viết: Đăng Khảnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây