Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân huyện An Lão đã tích cực phối hợp với các tổ chức, đơn vị tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tiếp cận các nguồn vốn, kỹ thuật mới để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Việc nông dân được tạo điều kiện tiếp cận vốn vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế đã góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương, đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Tính đến quý I.2021, Hội Nông dân các cấp đã nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp 1.440 hộ nông dân vay với tổng dư nợ 76,713 tỷ đồng. Thông qua 05 tổ liên kết vay vốn đã có 47 thành viên được vay với tổng dư nợ 6,061 tỷ đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Cùng với đó, Hội Nông dân huyện đang quản lý và sử dụng có hiệu quả 2,66 tỷ đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp cho 83 hộ hội viên vay phát triển sản xuất.
Gia đình Hội viên nông dân Lê Văn Ảnh - Thôn Tân An, xã An Tân có thu nhập khá từ mô hình trồng nấm bào ngư xám Thông qua các nguồn vốn vay trên, cùng với vốn của gia đình, các hộ nông dân trong huyện đã xây dựng được nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả. Số hộ khá giàu không ngừng tăng lên với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Điển hình như: Gia đình ông Nguyễn Xuân Sang (Thanh Sơn, An Tân) với mô hình trồng trọt, chăn nuôi cho thu nhập hơn 120 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Minh Quang (Thị trấn An Lão) với mô hình trồng trọt chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm; bà Đinh Thị Co (An Hưng) với mô hình thu mua keo nguyên liệu, thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm;...Gia đình ông Lê Văn Ảnh (Tân An, An Tân) là hộ nông dân tiêu biểu trong sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ở địa phương. Năm 2015, ông Ảnh được vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội. Cùng với vốn của gia đình, ông Ảnh đã đầu tư phát triển mô hình trồng nấm bào ngư xám. Ngoài ra, Ông cùng vợ con cải tạo khu vườn tạp kém hiệu quả sang trồng mía, cây ăn quả. Từ mô hình trên, năm 2020 gia đình ông đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương. Ngoài việc hỗ trợ để hội viên được tiếp cận vốn vay, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện đã tích cực phối hợp các cấp, ngành liên quan tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng các mô hình trình diễn để hội viên, nông dân áp dụng vào sản xuất. Trung bình mỗi năm, toàn huyện có gần 1.000 lượt nông dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, dạy nghề về trồng trọt, chăn nuôi. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn vay và chuyển giao KHKT, các cấp Hội còn đẩy mạnh công tác dạy nghề cho hội viên, nông dân. Từ năm 2019 đến nay, Hội đã phối hợp với Phòng Lao động -TB&XH, Phòng Nông nghiệp&PTNT và Trung tâm GDNN - GDTX huyện tổ chức 14 lớp đào tạo nghề cho 490 lao động nông thôn, chủ yếu là các lớp may công nghiệp, điện dân dụng, kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, kỹ thuậtViệc nông dân được tạo điều kiện tiếp cận vốn vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế đã góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương, đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Tính đến quý I.2021, Hội Nông dân các cấp đã nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp 1.440 hộ nông dân vay với tổng dư nợ 76,713 tỷ đồng. Thông qua 05 tổ liên kết vay vốn đã có 47 thành viên được vay với tổng dư nợ 6,061 tỷ đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Cùng với đó, Hội Nông dân huyện đang quản lý và sử dụng có hiệu quả 2,66 tỷ đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp cho 83 hộ hội viên vay phát triển sản xuất. Thông qua các nguồn vốn vay trên, cùng với vốn của gia đình, các hộ nông dân trong huyện đã xây dựng được nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả. Số hộ khá giàu không ngừng tăng lên với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Điển hình như: Gia đình ông Nguyễn Xuân Sang (Thanh Sơn, An Tân) với mô hình trồng trọt, chăn nuôi cho thu nhập hơn 120 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Minh Quang (Thị trấn An Lão) với mô hình trồng trọt chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm; bà Đinh Thị Co (An Hưng) với mô hình thu mua keo nguyên liệu, thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm;...Gia đình ông Lê Văn Ảnh (Tân An, An Tân) là hộ nông dân tiêu biểu trong sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ở địa phương Năm 2015, ông Ảnh được vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội. Cùng với vốn của gia đình, ông Ảnh đã đầu tư phát triển mô hình trồng nấm bào ngư xám. Ngoài ra, Ông cùng vợ con cải tạo khu vườn tạp kém hiệu quả sang trồng mía, cây ăn quả. Từ mô hình trên, năm 2020 gia đình ông đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương. Ngoài việc hỗ trợ để hội viên được tiếp cận vốn vay, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện đã tích cực phối hợp các cấp, ngành liên quan tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng các mô hình trình diễn để hội viên, nông dân áp dụng vào sản xuất. Trung bình mỗi năm, toàn huyện có gần 1.000 lượt nông dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, dạy nghề về trồng trọt, chăn nuôi. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn vay và chuyển giao KHKT, các cấp Hội còn đẩy mạnh công tác dạy nghề cho hội viên, nông dân. Từ năm 2019 đến nay, Hội đã phối hợp với Phòng Lao động -TB&XH, Phòng Nông nghiệp&PTNT và Trung tâm GDNN - GDTX huyện tổ chức 14 lớp đào tạo nghề cho 490 lao động nông thôn, chủ yếu là các lớp may công nghiệp, điện dân dụng, kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, kỹ thuật trồng cây có múi,...Đã giúp cho 1.310 hội viên, nông dân tự giải quyết việc làm tại chỗ như: Trồng trọt, chăn nuôi các loại cây, con giống có giá trị kinh tế cao. Thực tế, nông dân là đối tượng chịu nhiều rủi ro vì khó khăn trong tìm đầu ra cho nông sản; luôn thiệt thòi vì phải loay hoay với điệp khúc “được mùa mất giá, mất mùa được giá...”. Để góp phần hỗ trợ giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới, các cấp Hội Nông dân tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung củng cố, xây dựng tổ chức Hội trong sạch vững mạnh; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển sản xuất, hỗ trợ nông dân “Khởi sự kinh doanh”; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu nông sản, gắn sản xuất với thị trường, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập. trồng cây có múi,...Đã giúp cho 1.310 hội viên, nông dân tự giải quyết việc làm tại chỗ như: Trồng trọt, chăn nuôi các loại cây, con giống có giá trị kinh tế cao. Thực tế, nông dân là đối tượng chịu nhiều rủi ro vì khó khăn trong tìm đầu ra cho nông sản; luôn thiệt thòi vì phải loay hoay với điệp khúc “được mùa mất giá, mất mùa được giá...”. Để góp phần hỗ trợ giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới, các cấp Hội Nông dân tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung củng cố, xây dựng tổ chức Hội trong sạch vững mạnh; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển sản xuất, hỗ trợ nông dân “Khởi sự kinh doanh”; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu nông sản, gắn sản xuất với thị trường, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập.