An Lão chú trọng phát triển cây trồng vụ đông

Thứ ba - 17/11/2020 10:43
Không đơn thuần là tăng thu nhập, đối với nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện An Lão trồng rau vụ đông còn là vụ thu nhập chính của gia đình. Bởi vậy, nhiều năm qua, sản xuất rau vụ đông được người dân tập trung phát triển không chỉ trên diện tích chuyên canh rau màu mà còn tận dụng quỹ đất ruộng sau khi thu hoạch lúa mùa để mở rộng diện tích trồng rau vụ đông trên đất lúa 2 vụ.
An Lão chú trọng phát triển cây trồng vụ đông
Sản xuất vụ đông từ nhiều năm nay đã được người dân trên địa bàn huyện tích lũy kinh nghiệm, tập trung đầu tư cây giống, công chăm sóc giúp tăng năng suất, sản lượng, đạt giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với trồng lúa trong 2 vụ chính. Ðiển hình như vụ đông 2019, theo thống kê của Phòng nông nghiệp huyện An Lão, với diện tích gieo trồng 42 ha, sản lượng rau màu toàn huyện đạt gần 5,5 tấn đem lại hàng trăm triệu đồng. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, có cuộc sống khá giả từ cây màu vụ đông. Tiếp nối thắng lợi từ vụ trước, vụ đông 2020, huyện An Lão đề ra kế hoạch gieo trồng 40 ha rau màu, đến thời điểm hiện nay đã thực hiện được 80 ha, đạt 200%KH. Với kinh nghiệm trong sản xuất vụ đông các xã đều căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để lựa chọn cơ cấu giống, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp; các loại cây trồng chủ yếu gồm: cà chua, khổ qua, dưa leo, bắp cải, xà lách, đậu đỗ và rau thơm các loại...
Những ngày này, gia đình chị Huỳnh Thị Hội, thôn Tân Lập, xã An Tân đang tập trung chăm sóc gần 03 sào rau vụ đông. Chị Hội cho biết: Rau vụ đông cho thu nhập cao hơn hẳn trồng lúa. Ví dụ dưa leo, với giá bán dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, nếu trồng 03 sào thì sau khi trừ chi phí cũng cho thu nhập trên 10 triệu đồng mỗi vụ. Trong khi đó, nếu trồng lúa vụ nào được mùa được giá thì tính ra thu nhập cũng chỉ bằng một nửa. Bởi vậy phong trào trồng cây màu vụ đông trên địa bàn xã ngày càng phát triển khá mạnh.
Là người có kinh nghiệm trồng rau màu hơn 10 năm, ông Nguyễn Văn Sơn, thôn Long Hòa, xã An Hòa cho biết: Trồng rau vụ đông không chỉ phục vụ sinh hoạt gia đình mà còn có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Vì diện tích đất có hạn, nên vụ đông năm nay toàn bộ 04 sào đất ông Sơn chỉ tập trung trồng hai loại rau chính là khổ qua và rau thơm các loại. Cũng theo ông Sơn, vì đây là diện tích chuyên canh rau màu của gia đình nên khi trồng rau vụ hè ông thường tính toán xem nên trồng những loại nào, thời gian bao nhiêu ngày để làm sao bước vào sản xuất vụ đông sớm nhất vì đầu mùa giá bán các loại rau màu lúc nào cũng cao hơn so với chính vụ. Năm nay, nhờ thu hoạch vụ hè sớm nên ngay đầu vụ đông, ông Sơn đã có khổ qua để bán với giá trung bình 20.000 đồng/kg, tư thương đến tận vườn mua nên sản phẩm thu hoạch tới đâu bán hết tới đó. Ðến thời điểm này gia đình ông đã thu được gần 20 triệu đồng tiền bán rau.
Được biết, để sản xuất cây vụ đông đạt kết quả cao, ngay từ đầu vụ huyện An Lão đã đưa ra một số giải pháp chỉ đạo như: Từng xã, từng vùng cần lựa chọn các loại cây trồng có thị trường đầu ra tốt để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế; các cơ quan chuyên môn chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể huyện như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Ðoàn Thanh niên… lồng ghép nội dung phát triển sản xuất vụ đông vào các phong trào hoạt động và trong sinh hoạt của các tổ chức hội nhằm thay đổi nhận thức cho người dân; xây dựng và nhân rộng một số mô hình mẫu là các hộ sản xuất điển hình trong vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế cao; tăng cường tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại và quản lý chất lượng nông lâm sản.
Bên cạnh đó, nhằm giúp bà con xây dựng thương hiệu rau sạch, an toàn, phát triển rau màu bền vững, vụ đông 2020 huyện An Lão tiếp tục triển khai mô hình Sản xuất rau an toàn tại An Tân với diện tích 02 ha. Với những giải pháp và hướng đi cụ thể, hy vọng rằng vụ đông 2020 và những vụ tiếp theo, cây rau màu sẽ là một trong những cây trồng góp phần làm giàu cho nông dân An Lão.
Sản xuất vụ đông từ nhiều năm nay đã được người dân trên địa bàn huyện tích lũy kinh nghiệm, tập trung đầu tư cây giống, công chăm sóc giúp tăng năng suất, sản lượng, đạt giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với trồng lúa trong 2 vụ chính. Ðiển hình như vụ đông 2019, theo thống kê của Phòng nông nghiệp huyện An Lão, với diện tích gieo trồng 42 ha, sản lượng rau màu toàn huyện đạt gần 5,5 tấn đem lại hàng trăm triệu đồng. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, có cuộc sống khá giả từ cây màu vụ đông. Tiếp nối thắng lợi từ vụ trước, vụ đông 2020, huyện An Lão đề ra kế hoạch gieo trồng 40 ha rau màu, đến thời điểm hiện nay đã thực hiện được 80 ha, đạt 200%KH. Với kinh nghiệm trong sản xuất vụ đông các xã đều căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để lựa chọn cơ cấu giống, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp; các loại cây trồng chủ yếu gồm: cà chua, khổ qua, dưa leo, bắp cải, xà lách, đậu đỗ và rau thơm các loại...
Những ngày này, gia đình chị Huỳnh Thị Hội, thôn Tân Lập, xã An Tân đang tập trung chăm sóc gần 03 sào rau vụ đông. Chị Hội cho biết: Rau vụ đông cho thu nhập cao hơn hẳn trồng lúa. Ví dụ dưa leo, với giá bán dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, nếu trồng 03 sào thì sau khi trừ chi phí cũng cho thu nhập trên 10 triệu đồng mỗi vụ. Trong khi đó, nếu trồng lúa vụ nào được mùa được giá thì tính ra thu nhập cũng chỉ bằng một nửa. Bởi vậy phong trào trồng cây màu vụ đông trên địa bàn xã ngày càng phát triển khá mạnh.
Là người có kinh nghiệm trồng rau màu hơn 10 năm, ông Nguyễn Văn Sơn, thôn Long Hòa, xã An Hòa cho biết: Trồng rau vụ đông không chỉ phục vụ sinh hoạt gia đình mà còn có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Vì diện tích đất có hạn, nên vụ đông năm nay toàn bộ 04 sào đất ông Sơn chỉ tập trung trồng hai loại rau chính là khổ qua và rau thơm các loại. Cũng theo ông Sơn, vì đây là diện tích chuyên canh rau màu của gia đình nên khi trồng rau vụ hè ông thường tính toán xem nên trồng những loại nào, thời gian bao nhiêu ngày để làm sao bước vào sản xuất vụ đông sớm nhất vì đầu mùa giá bán các loại rau màu lúc nào cũng cao hơn so với chính vụ. Năm nay, nhờ thu hoạch vụ hè sớm nên ngay đầu vụ đông, ông Sơn đã có khổ qua để bán với giá trung bình 20.000 đồng/kg, tư thương đến tận vườn mua nên sản phẩm thu hoạch tới đâu bán hết tới đó. Ðến thời điểm này gia đình ông đã thu được gần 20 triệu đồng tiền bán rau.
Được biết, để sản xuất cây vụ đông đạt kết quả cao, ngay từ đầu vụ huyện An Lão đã đưa ra một số giải pháp chỉ đạo như: Từng xã, từng vùng cần lựa chọn các loại cây trồng có thị trường đầu ra tốt để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế; các cơ quan chuyên môn chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể huyện như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Ðoàn Thanh niên… lồng ghép nội dung phát triển sản xuất vụ đông vào các phong trào hoạt động và trong sinh hoạt của các tổ chức hội nhằm thay đổi nhận thức cho người dân; xây dựng và nhân rộng một số mô hình mẫu là các hộ sản xuất điển hình trong vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế cao; tăng cường tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại và quản lý chất lượng nông lâm sản.
Bên cạnh đó, nhằm giúp bà con xây dựng thương hiệu rau sạch, an toàn, phát triển rau màu bền vững, vụ đông 2020 huyện An Lão tiếp tục triển khai mô hình Sản xuất rau an toàn tại An Tân với diện tích 02 ha. Với những giải pháp và hướng đi cụ thể, hy vọng rằng vụ đông 2020 và những vụ tiếp theo, cây rau màu sẽ là một trong những cây trồng góp phần làm giàu cho nông dân An Lão.

 

Tác giả bài viết: DD

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây