Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo ứng phó cơn bão số 6

Thứ bảy - 09/11/2019 04:49
Theo thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn, cơn bão số 6 với sức gió mạnh cấp 10-11, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15 sẽ đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung bộ từ ngày 09 đến ngày 11/11/2019.
Dự báo vị trí, đường đi của bão số 6. Ảnh NCHMF
Dự báo vị trí, đường đi của bão số 6. Ảnh NCHMF
Để chủ động phòng chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra; sáng ngày 08/11/2019, đ/c Phạm Văn Nam – CT UBND huyện chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình khắc phục cơn bão số 5 và công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số 6. Theo đó đồng chí Chủ tịch UBND huyện đề nghị các ngành, đơn vị, các địa phương cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
          1. Các cơ quan, ban, ngành; UBND các xã, thị trấn: Bố lực lượng trực ban 24/24h tại các cơ quan, đơn vị địa phương từ ngày 09 đến ngày 11/11/2019. Các đơn vị, địa phương có lực lượng xung kích, các lực lượng dân quan tự vệ phân công lực lượng trực 24/24h từ ngày 09 đến ngày 11/11/2019; đồng thời, lập danh sách lực lượng trực gửi về UBND huyện để theo dõi. Tạm dừng các hoạt động và không tổ chức hội, họp trong ngày 11/11/2019 (Thứ 2).
          2. Phòng NN&PTNT: (Thường trực BCH PCTT và TKCN huyện)
          - Thường xuyên theo dõi diễn biến của cơn bão, tham mưu UBND huyện chỉ đạo ứng phó kịp thời với cơn bão, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do cơn bão gây ra. Đồng thời, phối hợp cung cấp thông tin diễn biến cơn bão và các biện pháp phòng chống để Trung tâm VH-TT-TT huyện thông báo trên Đài và xe lưu động.
          - Xuất khoảng 13.000 bao cát bao cát hỗ trợ cho các xã, thị trấn để cấp cho nhân dân thực hiện việc chèn, chống nhà cửa. Các xã: An Hòa, An Tân, thị trấn mỗi xã 2000 bao cát; các xã còn lại, mỗi xã 1000 bao cát (mỗi hộ cấp khoảng 5 đến 6 bao để thực hiện việc chèn chống nhà cửa). Đồng thời, thống nhất chủ trương cho Phòng NN&PTNT mua thêm 15.000 bao cát và xin tỉnh 100 áo phao để chuẩn bị hỗ trợ các địa phương khắc phục sau thiên tai.
          - Tham mưu UBND huyện kiện toàn khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, bổ sung đồng chí Lê Văn Thanh – PCT UBND huyện làm Phó Trưởng ban trực, phụ trách địa bàn xã An Nghĩa.
          - Tham mưu UBND huyện điều chỉnh Bảng phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện (đồng chí Nguyễn Văn Thủ - PCT Hội CCB phụ trách địa bàn xã An Hòa, đồng chí Nguyễn Văn Tặng – GĐ BQL dự án ĐTXD phụ trách địa bàn xã An Trung).
          3. Trung tâm VH-TT-TT: Thường xuyên cập nhật diễn biến mới nhất tình hình cơn bão số 6 để tổ chức thông báo, truyền tin trên đài truyền thanh huyện, xã và bố trí xe lưu động thông báo ngày 2 lần từ nay đến khi cơn bão kết thúc cho nhân dân biết để chủ động ứng phó.
          4. Phòng GD&ĐT, các trường THPT trên địa bàn huyện tạm dừng các hoạt động, không tổ chức hội, họp và cho học sinh nghỉ học ngày 11/11/2019 (Thứ 2).
5. Công an huyện và Ban CHQS huyện kiểm tra, rà soát các phương tiện và lực lượng tìm kiếm cứu nạn để sẵng sàng thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu. Triển khai lực lượng để xuống cơ sở giúp dân thực hiện các biện pháp phòng chống tiên tai và khắc phục hậu quả, đặc biệt là khu vực cầu An Liên, xã An Dũng và vùng trũng, thấp xã An Hòa.
6. Đề nghị BQL Thủy lợi 6, Công ty CPXD 47 phối hợp tốt với BCH PCTT&TKCN huyện và xã An Dũng tổ chức lực lượng Tổ xung kích và chuẩn bị các phương tiện xe để xử lý kịp thời các tinh huống xảy ra tại khu vực suối Cà Dâu và khu dân cư Thôn 4, xã An Dũng.
7. Đề nghị UBMT TQVN huyện và các hội, đoàn thể huyện kịp thời tuyên truyền, vận động nhân dân và các đoàn viên, hội viên chủ động ứng phó hiệu quả mưa lũ, giảm đến mức tối đa các thiệt hại do thiên tai gây ra.
          8. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện chủ động theo dõi diễn biến của cơn bão, căn cứ nhiệm vụ được giao và địa bàn phụ trách để tham mưu UBND huyện và hướng dẫn địa bàn phụ trách có biện pháp ứng phó kịp thời với cơn bão. Kịp thời báo cáo về BCH PCTT&TKCN huyện tình hình địa bàn phụ trách trước, trong và sau bão.
9. Các chủ đầu tư thông báo các nhà thầu có biện pháp bảo quản máy móc, thiết bị trong thi công; tạm dừng thi công để tránh ảnh hưởng đến người và tài sản của Nhà nước.
          10. UBND các xã, thị trấn:
- Khẩn trương thông báo cho nhân dân địa phương biết về tình hình cơn bão và các biện pháp phòng chống; chuẩn bị đầy đủ thức ăn cho gia súc, gia cầm trong những ngày mưa; thông báo cho người dân ở các xã miền núi không đi vào rừng vào những ngày tới để tránh nguy hiểm.
- Thông báo cho nhân dân chú ý khi đi qua lại các nơi dễ bị sạt lở, các bến đò ngang, các tuyến cắt ngang với sông suối để tránh nguy hiểm. Khi có nước nguy hiểm phải cử lực lượng trực chốt, không cho dân qua lại khi nước chảy xiết, kịp thời tuyên truyền không để nhân dân bắt cá, vớt củi, dế,…. khi nước lớn.
- Kiểm tra tình hình an toàn các khu dân cư dọc sông và các khu dân cư, nhà dân sát vách núi, nếu có nguy cơ sạt lở phải có phương án di dời kịp thời, tránh bị sạt lở đất hoặc lũ quét nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Riêng đối với các xã An Hòa, An Nghĩa, An Vinh và An Quang khẩn trương lập danh sách và hoàn thiện việc di dời đảm bảo an toàn cho người dân đang sống tại khu vực dễ sạt lở và lũ quét trước ngày 10/11/2019. 
- Đối với xã An Dũng phân công lực lượng trực tại cầu An Liên 24h/24h từ ngày 08/11 đến hết ngày 12/11/2019.
- Triển khai các phương án 4 tại chỗ trong PCTT theo kế hoạch; Chỉ đạo các thành viên ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó theo kế hoạch phòng chống thiên tai và nhiệm vụ được phân công.
          - Tăng cường tuyên truyền, vận động về công tác PCTT&TKCN trên địa bàn, nhằm nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương để phối hợp thực hiện tốt công tác PCTT&TKCN; đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân để chủ động phòng chống trong công tác PCTT&TKCN tại địa phương.
          - Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân chèn, chống, gia cố nhà cửa; tổ chức chặt, cắt tỉa các cây có nguy cơ ngã đỗ, để đảm bảo an toàn cho người dân.
- Bố trí các tổ đội xung kích xuống cơ sở thôn, xóm để thông báo, hướng dẫn nhân dân chủ động ứng phó với bão, lũ.
          - Thống kê tình hình thiệt hại do bão, lũ gây ra kịp thời, chính xác. Chủ động dọn những nơi sạt lỡ nhỏ, cây cối ngã ra đường để kịp thời thông tuyến sau bão, lũ.
          - Tổ chức súc rửa các bể nước tự chảy sau khi mưa lũ xảy ra, để đảm bảo vệ sinh an toàn nước sinh hoạt cho nhân dân; đồng thời vận động nhân chuẩn bị dụng cụ như bạt, canh,… để dự trữ nước trong thời gian bão, lũ xảy ra. 


 

Tác giả bài viết: AT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây