Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống theo chuỗi giá trị tại xã An Tân

Thứ hai - 20/07/2020 07:14
An Tân là xã thuần nông của huyện An Lão, có diện tích đất trồng cây màu lớn, đặc biệt là cây lạc với hơn 10 ha. Với mục tiêu phát triển lạc theo chuỗi giá trị, giúp nông dân thay đổi được tư duy, cách làm hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; nông dân được tiếp cận với phương pháp sản xuất mang tính hàng hóa theo quy hoạch.
Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống theo chuỗi giá trị tại xã An Tân
Vụ Hè Thu 2020, Trung tâm khuyến nông tỉnh Bình Định thực hiện mô hình “Sản xuất lạc giống để cung ứng cho dự án liên kết chuỗi” với quy mô 02 ha, 23 hộ tham gia thực hiện tại thôn Thanh Sơn, xã An Tân. Bà con trực tiếp thực hiện mô hình được hỗ trợ 70% kinh phí để mua giống và phân bón; được tham dự tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống lạc sẻ theo chuỗi giá trị như: xác định được khung thời vụ, cách xử lý hạt giống, mật độ trồng, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản, thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm lạc; dự các cuộc hội thảo, tổng kết nhân rộng mô hình; tham gia liên kết sản xuất với các đơn vị cung ứng, bao tiêu sản phẩm.
Giống lạc sẻ có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, tỷ lệ nhân đạt cao, giống sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương, khả năng chống chịu sâu bệnh khá.
Mô hình triển khai đã đem lại nhiều ưu điểm trong quá trình canh tác của bà con xã An Tân như: nâng cao kỹ năng sản xuất của người nông dân, đủ năng lực tạo thành chuỗi giá trị; hạn chế sâu, bệnh, côn trùng gây hại, tăng giá trị thương phẩm; nông dân chủ động sản xuất, kết nối với các doanh nghiệp, ý thức sản xuất hàng hóa ngày càng cao. Sản xuất giống lạc sẻ trên diện tích chuyên màu theo chuỗi giá trị là phương pháp canh tác mới, có hiệu quả cao về mặt xã hội, giúp nông dân yên tâm sản xuất, đầu ra sản phẩm ổn định, đảm bảo hiệu quả kinh tế trong quá trình canh tác.
Sau 4 tháng triển khai, năng suất mô hình đạt 30 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn 12 triệu đồng/ha so với cách làm truyền thống. Đặc biệt qua hội thảo tổng kết, nhân rộng mô hình, các đại biểu và bà con nông dân đánh giá cao về hiệu quả kinh tế mô hình khi thực hiện chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất và mong muốn được nhân rộng trong các vụ tiếp theo. Từ kết quả đạt được, xã An Tân nói riêng và các xã có diện tích trồng lạc lớn trong huyện An Lão nói chung đã trao đổi, nhân giống và dự định mở rộng diện tích 05 ha ở vụ tiếp theo.

 

Tác giả bài viết: DD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây