Giữ gìn và lan tỏa các giá trị văn hóa

Thứ năm - 25/11/2021 07:44
Không dừng lại ở việc gắn kết tình làng nghĩa xóm, giữ gìn và lan tỏa những giá trị bản sắc văn hóa, 21 năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) ở huyện An Lão đã tạo được khí thế thi đua sôi nổi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện.
Dấu ấn đậm nét
Rất nhiều kết quả đạt được sau chặng đường 21 năm (giai đoạn 2000-2021) triển khai phong trào TDĐKXDĐSVH đã khẳng định sức lan tỏa sâu rộng đến từng thôn xóm, bản làng, hộ gia đình ở huyện An Lão. Sự cộng hưởng và tinh thần tham gia tích cực của người dân An Lão đã minh chứng cho tính thiết thực và hiệu quả của phong trào.
d

Hơn các văn bản, kế hoạch chuyên đề, cơ chế lãnh đạo chỉ đạo và đầu tư được huyện ban hành đã tạo động lực cho phong trào phát triển, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, cho thấy tính thiết thực, gần gũi của phong trào đối với đời sống nhân dân trên địa bàn.
Thông qua phong trào, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương được gìn giữ và phát huy, góp phần củng cố tình làng nghĩa xóm, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Được biết, sau 21 năm triển khai thực hiện, phong trào TDĐKXDĐSVH đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét, góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện.
Các phong trào xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, khu dân cư văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa ngày càng phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, đã và đang tạo nên một khí thế thi đua sôi nôi. Các hoạt động thể thao quần chúng, thể dục-thể thao trong trường học, lực lượng vũ trang, cán bộ viên chức, người lao động thường xuyên được huyện quan tâm tổ chức, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu ở nhiều nơi.
Chất lượng các danh hiệu văn hóa ngày càng được nâng cao. Trong năm 2021, toàn huyện có 7.252/7.759 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 93,47%; 57/57 Khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa, đạt 100%; có 50/53 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, đạt 94,33%; 26/27 trường học đạt chuẩn văn hóa, đạt 96,29%; 100% các khu dân cư xây dựng và thực hiện hiệu quả hương ước, quy ước. Từ phong trào này, nhiều cá nhân, gia đình văn hóa tiêu biểu trên địa bàn huyện đã trở thành gương điển hình trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hòa thuận, tiến bộ và hạnh phúc.
Động lực cho sự phát triển
Những dấu ấn đậm nét cùng các kết quả đáng khích lệ cho thấy đóng góp không nhỏ của phong trào TDĐKXDĐSVH ở An Lão đối với từng lĩnh vực đời sống. Đặc biệt, phong trào đã góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn huyện, như: Lễ hội văn hóa cồng chiêng, các nghi lễ cưới, cúng làng, cúng con nước, hát Ta lêu, Ka choi, hát dân ca bài chòi, các trò chơi dân gian,….
Cùng với đó, hưởng ứng phong trào và sự tích cực vận động của chính quyền các cấp, nhân dân trong toàn huyện đã tự nguyện hiến đất, góp công để làm đường, xây dựng các công trình thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện có 57 nhà văn hóa (đạt 100%); 10/10 địa phương có trung tâm văn hóa xã, thị trấn. Các thiết chế được khai thác, phát huy hiệu quả, khi trở thành điểm sinh hoạt cộng đồng, giao lưu, hưởng thụ các giá trị văn hóa và luyện tập thể dục - thể thao của Nhân dân.
Qua phong trào đã xuất hiện nhiều cá nhân và tập thể điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực sản xuất kinh tế, hoạt động xã hội. Những điển hình đó luôn được sự quan tâm, động viên khen thưởng kịp thời của huyện, không ngừng được nhân rộng, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, góp phần nâng cao chất lượng của phong trào. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế cũng đã xuất hiện nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi, biết phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển các mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi, trồng rừng…, đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Ngoài ra, những nội dung triển khai hoạt động của phong trào cũng giúp giảm tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Nếp sống văn hóa hiện hữu ở từng khu dân cư, xóm làng, thôn, bản từ vùng trung tâm thị trấn đến các xã An Nghĩa, An Toàn hay An Vinh,.. mở ra không gian vừa bảo lưu giá trị truyền thống, vừa củng cố, xây dựng hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh.
Những thành quả trong thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH thời gian qua sẽ là động lực quan trọng cho hành trình phát triển nhanh, bền vững, gắn với những mục tiêu cụ thể theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện An Lão lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Thời gian tới, huyện An Lão sẽ chú trọng gắn kết chặt chẽ phong trào TDĐKXDĐSVH với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững. Các hoạt động tuyên truyền sẽ được đẩy mạnh, đa dạng hơn nữa, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, tạo môi trường văn hóa cộng đồng lành mạnh, gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, động viên nhân dân phát huy nội lực vươn lên phát triển kinh tế, thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa; phát triển phong trào rộng khắp, hiệu quả, chất lượng hơn nữa.

 

Tác giả bài viết: DD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây