Xuân mới Canh Tý trên quê hương An Lão

Thứ hai - 20/01/2020 15:08
 Một mùa xuân mới nữa lại về với Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện An Lão. Mùa xuân đến trong lòng mỗi người khi trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa rét lạnh kéo dài, hậu quả lũ lụt cuối năm 2018 để lại rất nặng nề; tình hình dịch bệnh gia súc diễn biến phức tạp, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản không ổn định....nhưng khắc phục khó khăn, kinh tế- xã hội của huyện tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng và cơ bản đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Điều ai cũng dễ dàng nhận thấy khi đến với An Lão hôm nay đó là bộ mặt của huyện không ngừng được đổi thay, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tổng giá trị sản xuất tăng 8,93% so với năm 2018; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực ,huyện đã cụ thể hóa thành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được UBND tỉnh công nhận 3 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao  gồm : Cau ăn trái của Công ty TNHH Thương mại Huệ Cư, thôn Long Hòa, xã An Hòa; Mật ong rừng An Lão của cơ sở Mật ong rừng Mây, thôn Tân An xã An Tân; Cam Sành hộ ông Lê Văn Năng , Thôn 1 xã An Toàn và một số sản phẩm OCOP cấp huyện như: thịt bò hữu cơ, thịt heo đen tiêu hạt, rau sạch, rượu Cần, đồ Mỹ nghệ đã làm bộ mặt nông thôn, miền núi của huyện có nhiều khởi sắc thay thế những ngôi nhà tranh vách đất, nhà gỗ trước kia. Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, nhất là đường giao thông nông thôn được hoàn thiện phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân…
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt của huyện năm 2019  đạt  trên 14,5 ngàn tấn, tăng hơn 170 tấn so với năm 2018; đàn gia súc  mặc dù bị dịch bệnh nhưng phát triển ổn định trên 38 ngàn con, chủ yếu là trâu, bò và lợn… Kết quả trên đã góp phần giảm được 8,85% hộ nghèo so với năm 2018, trong đó An Hòa giảm 12,14%, An Tân giảm 10% ; Kinh tế, văn hóa - xã hội cũng có sự phát triển vượt bậc, con em các dân tộc trên địa bàn được tới trường khi 100% số xã, thị trấn trên địa bàn đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Sức khỏe nhân dân được chăm sóc ; 57/57 thôn đạt danh hiệu “Làng Văn hóa sức khỏe”; vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng, không xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn... Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề, giải quyết việc làm thực hiện có kết quả. Đã tổ chức 26 lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghề cho 1.095 lao động, vượt 9,5% KH; giải quyết việc làm mới 256 lao động và có 51 người tham gia xuất khẩu lao động tại 2 thị trường Nhật bản và Hàn Quốc, tăng 27 lao động so với 2018, vượt KH đề ra…Do ảnh hưởng lũ lụt cuối năm , song không vì vậy mà không khí chuẩn bị cho ngày Tết kém đi. Kinh tế phát triển, ; xuất dân tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt đắt tiền. Nhiều  ngôi nhà xây có giá trị cao được xây dựng, nhà nhà đều có xe máy, 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, có nước sạch sinh hoạt; bản sắc văn hóa dân tộc luôn được bà con có ý thức giữ gìn, phát huy.
Già làng Đinh Văn Chê, Thôn 1,  xã An Dũng cởi mở tâm sự : “ Dù khó khăn nhưng bà con dân làng đều đón tết vui vẻ, đầm  ấm .Đồng bào DTTS ở đây cũng ăn Tết như người Kinh ! Tết là dịp để các gia đình cúng tạ thần linh, tổ tiên, cầu mong sức khỏe cho gia đình, người thân, cộng đồng. Năm nào cũng vậy, những ngày giáp Tết, bà con trong xã tổ chức  giao lưu thể dục thể thao và các hoạt động văn hóa, văn nghệ khác...”.
Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện An Lão đã thường xuyên củng cố, kiện toàn, sắp xếp lại các loại hình tổ chức cơ sở Đảng, các cơ quan, đơn vị. Chỉ đạo các cấp ủy Đảng thực hiện nhiều giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt, phát huy dân chủ trong Đảng. Nội dung sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ có đổi mới; tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng được coi trọng, dân chủ trong Đảng được phát huy.
Công tác phát triển đảng viên được quan tâm và coi trọng chất lượng, năm qua kết nạp mới 84 đảng viên, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ huyện lên 2.449 đồng chí.Công tác quy hoạch cán bộ thực hiện đồng bộ từ huyện đến cơ sở. Các cấp ủy chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng, từng chức danh cán bộ. Đội ngũ cán bộ, công chức được tăng cường cả về số lượng, chất lượng; từng bước trẻ hóa, chuẩn hóa, khắc phục dần tình trạng hụt hẫng cán bộ lãnh đạo. Công tác luân chuyển cán bộ gắn với quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và định hướng phát triển lâu dài được triển khai.
Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức có đổi mới và nâng cao chất lượng; thực hiện các chính sách cán bộ và công tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm thường xuyên và đạt kết quả. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng được các cấp ủy quan tâm thực hiện qua chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát; tập trung kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm, các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực...Đã thi hành kỷ luật 15 đảng viên, trong đó có 3 cấp ủy viên bằng các hình thức: khiển trách 8, cảnh cáo 5 và khai trừ khỏi đảng 2…

 

Tác giả bài viết: Thy Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây