Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Thứ hai - 29/06/2020 08:00
Quán triệt Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, những năm qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội luôn được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội
Nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo rà soát các lễ hội tôn giáo, lễ hội truyền thống, dân gian và lễ hội lịch sử; đồng thời, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, các cơ quan, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung Chỉ thị số 41-CT/TW và Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”  trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội nghị học tập, lồng ghép trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương, nhất là Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động thông qua hình thức tranh cổ động, pa nô, áp phích, khẩu hiệu; đưa việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội vào quy ước khu dân cư; nêu gương người tốt việc tốt; qua các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững”, lồng ghép tổ chức triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào các phong trào cụ thể của địa phương.  Ở huyện bắt đầu tổ chức Lễ hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc từ năm 1990; đến năm 1995 đã tổ chức đến cấp xã, định kỳ cấp huyện 5 năm tổ chức một lần, cấp xã mỗi năm tổ chức 2/10 xã, thị trấn. Việc định kỳ tổ chức các lễ hội được đưa vào Nghị quyết của các cấp ủy đảng và cụ thể hóa bằng Nghị quyết của HĐND cấp huyện, xã. Việc tổ chức lễ hội đã đi vào nền nếp, tạo được không khí vui tươi, phấn khởi, bổ ích và là điều kiện để cán bộ, đảng viên và nhân dân giao lưu, học hỏi, rèn luyện sức khỏe, nâng cao kiến thức, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, nhân dân, gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc của người Hre, Bana và người Kinh tại địa phương. Qua công tác kiểm kê từ năm 2011 đến năm 2016, trên địa bàn 36 thôn của 7 xã đã thực hiện kiểm kê được 224 di sản văn hóa phi vật thể (các phong tục tập quán, các bài hát Mon, Ta lêu, Ca choi, hát ru (46 bài) các chiêng cổ và sử dụng nhạc cụ dân tộc như đàn Breng, đàn Vrưng, đàn Bơ lơn khơn, nhạc cụ Chinh tốc (91 bài), bài thuốc dân gian (22 bài), bài cúng (47 bài), phong tục tập quán (17 nội dung) được gìn giữ, phát huy mang đậm nét văn hóa dân gian của người đồng bào dân tộc thiểu số). Hiện nay, trên địa bàn huyện có 01 Di tích cấp Quốc gia (Di tích lịch sử “Địa điểm chiến thắng An Lão”) và 07 di tích lịch sử được cấp tỉnh công nhận (Di tích địa điểm In Bạc tín phiếu Liên khu V; Vụ thảm sát Đá Bàn; Gộp đá lớn An Quang; Nơi đặt Đài tiếng nói Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp; Địa điểm Trường Quân chính Quân khu 5; Vụ thảm sát Giếng Đồn; Nơi thành lập Chi bộ Chính Nghĩa). Ban Thường vụ Huyện ủy đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp có hiệu quả trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội của huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng; phần lớn các lễ hội của địa phương được tổ chức chặt chẽ, an toàn tiết kiệm, đảm bảo đúng nghi thức, phong tục truyền thống dân tộc; đảm bảo đúng ý nghĩa và vai trò của lễ hội trong đời sống xã hội ở địa phương; đồng thời, giữ gìn và phát huy những giá trị của các cơ sở cách mạng, cơ sở tín ngưỡng của địa phương, dân tộc; đã đẩy lùi và thay thế những tập tục lạc hậu, không đáp ứng với sự phát triển của xã hội, như: Mê tín dị đoan, bói toán, lễ hội đâm trâu…thay vào đó là những hoạt động lành mạnh, an toàn, mang đặc sắc của dân tộc, địa phương; hoạt động mang tính đoàn kết, nhân văn được đưa vào lễ hội, góp phần tạo thêm nhiều sắc thái ý nghĩa cho lễ hội; tạo nơi sinh hoạt lành mạnh cho cộng đồng xã hội, nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, tinh thần cho người dân trong huyện.
Qua đó, công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện nhà có sự chuyển biến tích cực, những tồn tại, hạn chế ở các mùa lễ hội trước đây giảm dần; hoạt động lễ hội đã đi vào nền nếp, trang trọng; công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại lễ hội được đảm bảo. Những kết quả đó góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân./.

 

Tác giả bài viết: TT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây