Hiệu quả bước đầu từ mô hình tổ vay vốn Ngân hàng Agribank huyện An Lão

Thứ năm - 08/07/2021 13:47
Thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, từ năm 2019, Hội Nông dân huyện An Lão đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện An Lão (Gọi tắt là Agribank An Lão) triển khai hệ thống tổ vay vốn nhằm tạo ra kênh dẫn vốn giúp hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và có cơ hội làm giàu.
Mô hình tổ vay vốn đã góp phần tạo điều kiện cho hội viên nông dân tiếp cận vốn một cách thuận lợi và có hiệu quả.   Từ khi triển khai mô hình tổ vay vốn, Agribank An Lão không chỉ rút ngắn thời gian thẩm định dự án, đơn giản thủ tục và đa dạng hóa hình thức cho vay mà còn giúp người dân dễ dàng trong tiếp cận nguồn vốn, phát triển kinh tế.
d

                           Nông dân vay vốn Ngân hàng Agribank huyện An Lão để phát triển chăn nuôi bò
Đến ngày 15/6/20221, Hội Nông dân huyện đã thành lập 05 tổ vay vốn nguồn Agribank tại 02/10 cơ sở Hội với 47 thành viên, tổng dư nợ đạt 6.061 triệu đồng. Nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn này bước đầu đã đi vào cuộc sống, giúp cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn có nguồn lực để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
          Ngoài ra, qua thực tiễn triển khai mô hình tổ vay vốn, có thể thấy ưu điểm  của mô hình là khi các hộ dân có nhu cầu vay vốn, trước đây ngân hàng phải đến trực tiếp rà soát, thẩm định xem mục đích vay vốn và có đủ điều kiện vay hay không thì nay ngân hàng đã có thêm một người thẩm định là các tổ trưởng tổ vay vốn cũng là hội viên Hội Nông dân, từ đó đã hạn chế thấp nhất những rủi ro với nguồn vốn cho vay. Khi đã được vay, tổ trưởng lại đôn đốc người vay trả lãi đúng kỳ, trả gốc đúng hạn nên tỷ lệ nợ xấu ở các tổ là rất thấp. Việc cho vay thông qua các tổ hội giúp ngân hàng chuyển tải vốn nhanh, tiết kiệm chi phí đi lại của người dân và cán bộ tín dụng. Ngoài ra, hội viên còn được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, từ đó, nhận thức về quản lý, tổ chức sản xuất, chi tiêu của các hội viên được nâng lên rõ rệt, góp phần vào việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.
          Có thể nói, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, chất lượng công tác tín dụng cho vay qua tổ vay vốn luôn ổn định và an toàn, tỷ lệ nợ xấu thấp. Nguồn vốn Agribank đã được hội viên nông dân sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo của địa phương, góp phần hạn chế tình trạng tín dụng “đen” ở nông thôn./.

 

Tác giả bài viết: DD

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây