An Lão: Tổ chức thành công liên hoan Văn hóa cồng chiêng lần thứ Nhất năm 2020

Thứ hai - 27/07/2020 15:07
Nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng trong đời sống người đồng bào DTTS trên địa bàn huyện; đồng thời lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện An Lão lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025. UBND huyện An Lão đã tổ chức thành công Liên hoan văn hóa công chiêng các DTTS huyện An Lão lần thứ I năm 2020.
Đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng- Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng.
Đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng- Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng.
Tối 24/07, tại khuôn viên Tượng đài Chiến thắng An Lão, UBND huyện đã tổ chức thành công Liên hoan Văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số huyện An Lão lần thứ I năm 2020. Đây là sự kiện chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện An Lão lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025. Đến dự Liên hoan có đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng- Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng; đồng chí Đinh Minh Tấn- Bí thư huyện ủy; chủ tịch UBND huyện Pham Văn Nam, lãnh đạo các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện
An Lão là một huyện miền núi của tỉnh Bình Định, là nơi sinh sống của các dân tộc Kinh, Hre, Ba na và một số dân tộc khác, trong đó 40 thôn người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm gần 38% dân số toàn huyện. Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở đây có những nét riêng độc đáo; trong đó Văn hóa Cồng chiêng chiếm một vị trí rất quan trọng và gắn bó mật thiết với đồng bào DTTS huyện miền núi nơi đây. Phát biểu khai mạc tại Liên hoan, đồng chí Đinh Minh Tấn- Bí thư huyện ủy nhấn mạnh:“Đối với người đồng bào DTTS ở huyện miền núi An Lão, Cồng chiêng là một biểu tượng của sự linh thiêng, cao quý; tiếng cồng chiêng đã thắm vào máu thịt của người dân từ lúc sinh ra và theo người dân đồng bào DTTS đến lúc về cõi vĩnh hằng. Văn hóa cồng chiêng không chỉ là mạch suối nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách mà còn là niềm vui, niềm tự hào hồn thiên của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện”.
b

                      Hòa tấu Cồng chiêng của đơn vị xã An Toàn.
Tham dự liên hoan lần này có hơn 250 diễn viên không chuyên của 13 đội cồng chiêng đại diện cho đồng bào Hre và Bana đến từ 09 xã, thị trấn và 04 đơn vị trường học của huyện. Mỗi đơn vị tham gia liên hoan 02 bài kết hợp tấu cồng chiêng và múa xoang truyền thống với thời lượng từ 07-10 phút. Những bài chiêng thể hiện các giá trị cuộc sống, những giá trị nguồn cội của người đồng bào như: Mừng lúa mới, Mừng ngày hội; trình diễn độc tấu Túc Chinh; hòa tấu Gon, Chinh tía...  đã được các đơn vị dàn dự công phu, đầy sôi động. Đây cũng là cơ hội để các đoàn nghệ nhân các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng.Qua đó, tăng cường tình đoàn kết gắn bó cộng đồng, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân các DTTS.
b

                         Hòa tấu Cồng chiêng của đơn vị xã An Trung.
Được biết huyện An Lão cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Định hoàn thành kiểm kê văn hóa phi vật thể với 272 di sản; Qua kiểm kê đã ghi nhận được 16 bài về thể lọai hát Hmon, 39 bài hát Ta lêu, Ca choi, 01 bài hát ru, 04 bài Gon, 42 bài cúng-xói, 19 phong tục tập quán, 34 nhạc cụ, trong đó có 28 Chinh tốc, 41 bài Chiêng và mỗi thôn đều thành lập các câu lạc bộ dân ca dân tộc Hre, Bana. Ngoài ra hàng năm từ huyện đến cơ sở duy trì thường xuyên lễ hội văn hóa, thể thao tại các xã, thị trấn; tổ chức đêm hội âm vang cồng chiêng tại các xã miền núi, vùng cao vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Đặc biệt Chương trình hỗ trợ cồng chiêng của Ban Dân tộc tỉnh cho các thôn, làng, các trường học có đồng bào DTTS đã tạo thêm điều kiện bà con Nhân dân đồng bào DTTS trên địa bàn huyện sinh hoạt tập thể và duy trì phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tổ mình. Nói về thành công của Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện An Lão; đồng chí Lê Văn Thanh- Phó chủ tịch UBND huyện chia sẽ:Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ nhất mục đích là các dân tộc thiểu số trên địa bàn được giao lưu, thấy được những cái hay, những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc; qua đó giúp các thế hệ trẻ ham muốn học tập từ các thế hệ đi trước truyền dạy; đồng thời có điều kiện bảo tồn văn hóa cồng chiêng nói riêng cũng như phát huy các giá trị văn hóa DTTS trên địa bàn”.
b

Trao giải A cho 03 đơn vị: xã An Toàn, xã An Trung và Trường PTDT Nội trú- THCS-Trung học phổ thông An Lão
Kết thúc Liên hoan Ban tổ chức đã trao giải A cho 03 đơn vị là: Xã An Toàn, xã An Trung và Trường PTDT Nội trú- THCS-Trung học phổ thông An Lão; giải B cho 05 đơn vị: xã An Nghĩa, An Dũng, An Vinh, Thị trấn An Lão và trường Trung học PTDT Bán trú Trung Hưng. Có thể ghi nhận rằng, qua Liên hoan văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số huyện An Lão đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào Hre, Bana trên địa bàn huyện. Liên hoan cũng là hoạt động văn hóa thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.

 

Tác giả bài viết: Hữu Bá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây