UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai - 13/07/2020 07:42
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường hô hấp và có thể gây tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Bệnh có thể dự phòng bằng tiêm vắc xin và điều trị khỏi bằng kháng sinh đặc hiệu. Hiện nay, bệnh đang có diễn biến phức tạp, từ đầu tháng 6 năm 2020 đến nay bệnh bùng phát, lây lan nhanh tại một số tỉnh Tây Nguyên và đã có trường hợp tử vong, phần lớn các trường hợp mắc được phát hiện ở vùng sâu, vùng xa và chưa được tiêm vắc xin bạch hầu hoặc chưa tiêm đầy đủ, đúng lịch.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 862/CĐ-TTg ngày 08/7/2020 Về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu; để chủ động kiểm soát, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh bạch hầu, không để xâm nhập, bùng phát trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành văn bản số 4537/UBND-VX – ngảy 10/07/2020 về tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh, theo đó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu của bệnh, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tổ chức việc giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch xâm nhập, bùng phát trên địa bàn tỉnh.
- Xác định rõ địa bàn, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh; tích cực phối hợp với ngành y tế tổ chức tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các nhóm đối tượng theo kế hoạch được Sở Y tế phê duyệt.
Sở Y tế:
- Xây dựng, phê duyệt, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các địa phương giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị; chỉ đạo bảo đảm tiếp nhận, mua sắm đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các địa phương trong tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị kịp thời người mắc bệnh, người lành mang trùng, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.
- Bảo đảm đủ kinh phí, phương tiện, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, thực hiện tốt công tác chẩn đoán sớm, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định và các đài truyền thanh cơ sở phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, chính quyền địa phương tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bạch hầu để người dân tích cực, chủ động thực hiện; khi có dấu hiệu mắc bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, lớp học, nhà trẻ bảo đảm môi trường thông thoáng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng.
Sở Tài chính: Trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương, hướng dẫn, đề xuất việc bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu

 

Tác giả bài viết: Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây