Hướng dẫn phòng và xử lý bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn huyện An Lão

Chủ nhật - 23/05/2021 15:21
Hướng dẫn phòng và xử lý bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò  trên địa bàn huyện An Lão
Hiện nay, tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò đã xảy ra ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định. Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nguy cơ tiếp tục phát sinh lây lan dịch bệnh cho nhiều địa phương trong thời gian đến là rất cao. Thực hiện các văn bản chỉ đạo: Văn bản số 2271/BNN-TY ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn “về việc tập trung nguồn lực kiểm soát dịch bệnh VDNC trên trâu, bò”; Văn bản số 2300/UBND-KT ngày 26/4/2021 của UBND tỉnh “về việc tăng cường triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò”và Công văn số 223/CCCNTY ngày 11 tháng 5 năm 2021 của Chi cục Chăn nuôi thú y Bình Đinh “về việc tập trung nguồn lực kiểm soát dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò”.          
b

Để công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện An Lão đã ban hành Công văn số 43/TTDVNN hướng dẫn UBND các xã, thị trấn một số nội dung về việc tổ chức kiểm soát dịch bệnh VDNC ở trâu, bò như sau:
Phối hợp với các cơn quan, ban ngành có liên quan tăng cường công tác giám sát phát hiện bệnh sớm, tổ chức điều tra thống kê đàn trâu, bò trong diện tiêm trên địa bàn để có kế hoạch triển khai tiêm phòng bệnh VDNC. Chủ động liên hệ với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện để kịp thời cung ứng vắc xin tiêm phòng theo yêu cầu phòng chống dịch của địa phương.
         Khi phát sinh hộ có dịch bệnh mới phát, phải báo ngay thú y địa phương, hạn chế thú y tư nhân điều trị, phân công thú y thôn, xã điều trị và hướng dẫn xử lý. Tăng cường giám sát giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định; xử lý, tiêu hủy gia súc tại địa phương mới phát dịch ở diện hẹp. việc hỗ trợ gia súc bị tiêu hủy thực hiện theo Quyết định 40/2018/QĐ-UBND, ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh Bình Định Quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Quản lý chặt chẽ số bò mắc bệnh; hướng dẫn nuôi cách ly những con ốm ra khu vực riêng; trường hợp bò mắc bệnh nặng, chết phải tổ chức tiêu hủy theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường, không làm phát tán mầm bệnh.
* Đối với địa phương đang xảy ra dịch bệnh VDNC
Cách ly nuôi dưỡng riêng đối với gia súc bị bệnh, tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục cho toàn đàn trâu, bò của địa phương đảm bảo đạt tỷ lệ 100% trong diện cần phải tiêm. Thực hiện chốt chặn, ngăn cản việc mua bán, vận chuyển, giết mổ trâu, bò trong vùng dịch. Phun thuốc khử trùng tiêu độc, thuốc diệt các loại côn trùng để hạn chế vec tơ (động vật ) trung gian truyền bệnh. Nghiêm cấm thú y tư nhân điều trị, nhất là thú y tư nhân ở các xã khác.
* Đối với địa phương chưa có dịch bệnh VDNC
Vận động người chăn nuôi mua vaccine tiêm phòng cho đàn trâu, bò của mình. (Khuyến cáo tiêm phòng vắc xin đậu dê với liều gấp 5 lần/con). Qua thực tế cho thấy vắc xin đậu dê vẫn có hiệu quả khống chế dịch bệnh phát sinh và lây lan ra diện rộng (do cùng chủng gây bệnh VDNC trên trâu, bò). Thông báo người dân hạn chế mua bán, vận chuyển trâu, bò về nuôi trong thời điểm hiện nay. Trâu, bò mua về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch đầy đủ theo quy định. Lập kế hoạch tiêm phòng vắc xin VDNC trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nếu dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
          * Phát đồ điều trị:
          Nâng cao chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh tiêu độc sát trùng. Tăng cường sức đề kháng bằng các loại thuốc bổ trợ như: Vitamine C, đường Glucose, Catosal, Multivitamine,… Những con phát bệnh dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh liều nhẹ, kháng viêm,… kết hợp sát trùng vết thương bằng xanh Methylen, phèn chua,…/.


 

Tác giả bài viết: QB

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 4.2 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây