Phát triển kinh tế gia đình từ cây hồ tiêu

Thứ hai - 18/10/2021 07:32
Dám nghĩ, dám làm, chủ động nghiên cứu thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, anh Bùi Văn Định, 46 tuổi, ở thôn Thanh Sơn, xã An Tân đã vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình từ cây hồ tiêu.
Xuất thân từ gia đình thuần nông, kinh tế chủ yếu của gia đình là trồng lúa và một ít đậu đỗ các loại. Sau vụ mùa anh Định chủ yếu đi làm thuê, ai thuê gì thì làm nấy nhưng kinh tế gia đình vẫn chưa khấm khá mấy.
Phát triển kinh tế gia đình từ cây hồ tiêu
Với suy nghĩ để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu thì phải có hướng đi mới. Năm 2018, sau khi được bạn bè, khuyến nông xã tư vấn, anh quyết định tập trung vốn đang sở hữu để cải tạo 0,5ha đất đồi chuyên trồng đậu, củ từ nhưng không phát triển và không mang lại năng suất cao sang trồng 400 cây hồ tiêu.
Với số vốn ban đầu khá ít ỏi và không được gia đình ủng hộ nhiều, anh lo sợ sẽ không thành công. Anh đã tự tìm tòi mua cây giống mang về trồng. Đồng thời, cứ ở đâu có lớp tập huấn, anh chủ động đến học hỏi kinh nghiệm, chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng, chăm sóc cây. Và “Đất không phụ người”, hồ tiêu đã sinh trưởng, phát triển tốt, ít dịch bệnh, cho năng suất cao.
Anh Định cho biết: “Mùa thu hoạch tiêu kéo dài từ tháng 4 đến gần cuối tháng 7, thị trường tiêu thụ tiêu của gia đình tôi chủ yếu là bán cho các thương lái ở huyện Hoài Ân và các huyện lân cận. Bình quân một năm thu hoạch khoảng 1 tấn đến 1,5 tấn/năm, trừ chi phí thì mang về cho gia đình khoảng 80 đến 100 triệu đồng/năm. Nếu như nghề chăn nuôi, trồng trọt các loại cây truyền thống như lúa, ngô, lạc,… đủ để gia đình đắp đổi qua ngày, thì lợi nhuận từ trồng hồ tiêu đã mang đến cho gia đình tôi một khoản tiền tiết kiệm đáng kể…”.
Ngoài ra, anh Định cũng rất mong muốn các cơ quan chức năng của huyện sớm xây dựng thương hiệu cây hồ tiêu An Lão, để làm cơ sở ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch vùng trồng tiêu để có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng, áp dụng KHKT, nông dân được học nghề trồng tiêu một cách bài bản, lành nghề, nắm bắt thông tin thị trường để không bị tư thương ép giá.

 

Tác giả bài viết: DD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây