An Lão phát huy vai trò của các nguồn vốn trong xây dựng Nông thôn mới

Thứ tư - 18/08/2021 10:40
Là huyện miền núi, huyện An Lão, tỉnh Bình Định cũng như các huyện miền núi khác trong tỉnh khi bắt tay triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gặp muôn vàn khó khăn. Nhưng, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, đến nay diện mạo nông thôn ở các xã, thị trấn trong huyện đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống người dân ngày một nâng cao. Có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới; Có 07 xã đạt trên 10 tiêu chí; Tỷ lệ hàng năm tăng bình quân 0,88 tiêu chí/xã;...là kết quả vượt ngoài mong đợi đối với huyện miền núi còn nhiều khó khăn. Chìa khóa tạo nên sự thành công này chính là công tác huy động và quản lý tốt các nguồn vốn của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.
Theo Báo cáo Sơ kết Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện An Lão đạt 441.331 tỷ đồng. Trong đó vốn Ngân sách Trung ương 174.630 tỷ đồng, Vốn Ngân sách địa phương 110.604 tỷ đồng, Vốn lồng ghép 151.371 tỷ đồng, các doanh nghiệp đóng góp 200 triệu đồng, nhân dân đóng góp 4.526 tỷ đồng.
u

                                                  Diện mạo nông thôn mới tại xã An Hòa, huyện An Lão
Để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trên, huyện đã thực hiện tốt từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị dự án đầu tư, phân bổ nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới; Tổ chức thực hiện kế hoạch trong xây dựng nông thôn mới đến khâu tăng cường công tác kiểm tra giám sát nguồn vốn trong xây dựng Nông thôn mới.
Trên cơ sở các nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện đã tổ chức phân bổ, quản lý, sử dụng đảm bảo đúng nguyên tắc mục đích và đối tượng. Ngân sách cấp trung ương, tỉnh, cấp huyện luôn được ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thiện các tiêu chí: Giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa của xã, khu dân cư và đầu tư phát triển sản xuất. Huyện đã tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án trên địa bàn huyện, trong đó ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ phát triển sản xuất, phục vụ dân sinh như: Nạo vét kênh mương thủy lợi, xử lý rác thải, giao thông, trường học, trạm y tế...
Các nguồn vốn của nhân dân đóng góp, nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân và nguồn vốn khác được thực hiện đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, do người dân tự bàn bạc, quyết định và giám sát quá trình đầu tư. Qua đó đảm bảo sự đồng thuận trong nhân dân, đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, chất lượng xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện.
u1

                                                                             Một góc An Hòa về đêm
Nhờ sự huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới, nhiều chương trình, dự án đã được triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Nếu như năm 2016, số xã đạt 5 đến 10 tiêu chí còn rất thấp thì đến cuối năm 2020 huyện đã có 1 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, có 07 xã đạt trên 10 tiêu chí. Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cấp cải thiện. Đến nay, toàn huyện đã làm mới, nâng cấp, sửa chữa được 356,25 km đường trục xóm, liên xóm; 30,7 km đường ngõ xóm; 69,24 km đường nội đồng; 220 km kênh mương, xây mới, sửa chữa, nâng cấp để công nhận chuẩn quốc gia 12/27 trường học; sửa chữa, nâng cấp 10 nhà văn hóa xã, 57 nhà văn hóa thôn….. Đến hết năm 2020, toàn huyện An Lão có: 08/08 xã đạt tiêu chí giao thông (đạt 100%), 07/8 xã đạt tiêu chí thủy lợi (đạt 87,5%), 07/08 xã đạt tiêu chí về trường học (đạt 87,5%), 08/08 xã đạt tiêu chí y tế (đạt 100%), 06/08 xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa (đạt 75%),.... Bình quân tiêu chí chung trên toàn huyện là 12,5 tiêu chí/xã, tăng 0,875 tiêu chí so với năm 2016;....
Ông Đỗ Đình Biểu – Trưởng phòng NN&PTNT An Lão cho biết: “Bước vào triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, An Lão xây dựng kế hoạch thực hiện, xác định mục tiêu chung là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Mục tiêu cụ thể là phấn đấu các xã hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn một cách đồng bộ, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhìn chung, quá trình huy động nguồn lực, quản lý và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, các ngành, địa phương trên địa bàn huyện đã chủ động, tập trung lồng ghép có hiệu quả vốn của các dự án khác với XDNTM. Việc huy động người dân, cộng đồng dân cư đóng góp XDNTM được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và không có tình trạng huy động quá sức dân. Các nguồn vốn nói chung được sử dụng có hiệu quả, mang lại những lợi ích thiết thực…”.
Việc huy động và quản lý tốt các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần lớn tạo động lực giúp các địa phương trên địa bàn huyện An Lão thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, lựa chọn những nội dung phù hợp, thiết thực để vận động, khơi dậy tinh thần chủ động, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới trong cộng đồng dân cư. Đồng thời, lồng ghép các nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án để phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với việc hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Út

Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây