Địa phương nào để xảy ra cháy rừng; không triển khai tốt công tác phòng chống dịch trên đàn gia súc để dịch bệnh lây lan thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện.

Thứ năm - 10/06/2021 10:32
Đó là một trong những ý kiến kết luận của đ/c Đỗ Tùng Lâm – Phó Chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp bàn giải pháp chống hạn trong sản xuất, nước sinh hoạt; công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc ngày 02/6/2021. Theo đó, với những bội dung cụ thể như sau:
Đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn: Bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh, ngành chuyên môn của tỉnh, UBND huyện và ngành chuyên môn của huyện trên các lĩnh vực PCCCR, phòng chống dịch bệnh trên gia súc. Đặc biệt là dịch tả heo Châu Phi, Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò; phòng chống hạn để triển khai kịp thời tại đơn vị, địa phương mình quản lý.
Xác định rõ vai trò người đứng đầu, địa phương nào để xảy ra cháy rừng; không tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch để dịch lây lan; kể cả không tập trung chỉ đạo để thiếu nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt cho nhân dân mà trong điều kiện khả năng địa phương khắc phục được thì người đứng đầu địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện.
Trung tâm DVNN huyện: Triển khai cho UBND các xã, thị trấn đăng ký nhu cầu vacxin tiêm phòng Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò; đồng thời triển khai tiêu độc khử trùng ở các khu vực chăn nuôi; khuyến cáo các hộ dân các khu vực nào đã xuất hiện dịch tả heo Châu Phi, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò phải kịp thời cảnh báo, cấm mua bán, buộc các hộ phải cam kết nuôi nhốt tại chỗ, điều trị theo hướng dẫn của ngành Thú y,  không được chăn thả ra ngoài vùng có gia súc khác.
Theo dõi diễn biến của thời tiết, nắm chắc và kịp thời tình hình dịch bệnh (đặc biệt là bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò; dịch tả heo Châu phi) để có tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc lây bệnh, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống và có  biện pháp ngăn chặn kịp thời, khoanh vùng dập dịch không để lây lan. Khuyến cáo bà con trong giai đoạn này không mua trâu, bò từ địa phương khác chuyển đến; đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình, diễn biến dịch bệnh báo cáo UBND huyện theo dõi, chỉ đạo kịp thời.
Phòng NN&PTNT huyện: sớm tham mưu kiện toàn BCĐ phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc; phối hợp UBND các xã, thị trấn hướng dẫn nhân dân thực hiện chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng đối với các khu vực có nguy cơ thiếu nước sản xuất báo cáo UBND huyện.
Hạt Kiểm lâm: Triển khai quyết liệt Kế hoạch bảo vệ rừng và Phòng cháy, chữa cháy rừng theo Quyết định số 333/QĐ-UBND của UBND huyện; Chủ động triển khai  phương án theo phương châm 4 tại chỗ, đồng thời triển khai kế hoạch kiểm tra các địa phương về công tác PCCCR; thường xuyên chỉ đạo lực lượng kiểm lâm địa bàn nắm chắc tình hình diễn biến rừng, tham mưu UBND huyện cảnh báo nguy cơ cháy rừng để có biện pháp, giải pháp cảnh báo, phòng chống.
Đề nghị UBND các xã, thị trấn thành lập ngay BCĐ phòng chống dịch Viêm da nổi cục trên đàn bò, thành lập mỗi thôn 1 Tổ xử lý dập dịch, 1 Tổ tiêu độc khử trùng; Tuyên truyền cho nhân dân về các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh Viêm da nổi cục trên đàn trâu bò. Thường xuyên báo cáo tình hình triển khai phòng cháy, chữa cháy rừng; tình hình triển khai công tác phòng chống dịch bệnh; công tác phòng chống hạn trên sản xuất cây trồng, nước sinh hoạt hàng tuần cho UBND huyện.
Thành lập các tổ dẫn thủy, thường xuyên kiểm tra các nguồn nước đầu nguồn, nạo vét kênh mương; xây dựng kế hoạch chia, điều tiết nước tưới hợp lý, cho từng cánh đồng, theo độ sinh trưởng của cây trồng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
                                                           

Tác giả bài viết: Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây