Phụ nữ An Lão với phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Thứ ba - 20/10/2020 14:00
Sau 5 năm triển khai, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã trở thành hoạt động thi đua sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ tới từng hội viên phụ nữ huyện miền núi An Lão... Ðặc biệt, từ phong trào đã huy động, tập hợp hội viên, phụ nữ tham gia phát triển kinh tế - xã hội; xuất hiện ngày càng nhiều điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo của chị em trong lao động sản xuất, vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững.
Phụ nữ An Lão với phong trào  thi đua “Dân vận khéo”
Phát huy truyền thống và phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam “Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang”, thời gian qua các cấp LHPN huyện An Lão luôn quan tâm, đẩy mạnh việc thực hiện công tác dân vận trong thời kỳ công nghiệp hóa -  hiện đại hóa đất nước. Bà Nguyễn Thị Yến, Chủ tịch Hội LHPN huyện An Lão cho biết: “Xác định công tác dân vận không chỉ phù hợp đặc trưng của giới và chức năng, nhiệm vụ các cấp hội phụ nữ mà còn là yếu tố tiên quyết góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh các phong trào thi đua ái quốc, chú trọng xây dựng, phát hiện điển hình tiên tiến...”.Để thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội LHPN huyện đã tập trung hướng về cơ sở, thường xuyên bám địa bàn để nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ, kịp thời tuyên truyền, phổ biến và vận động phụ nữ nắm vững các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước; tích cực tham gia phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của Hội và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Từ năm 2016 đến nay, nhờ làm tốt công tác "Dân vận khéo", các cấp Hội trong toàn huyện đã xây dựng được hơn 80 mô hình trên tất cả các lĩnh vực như mô hình: Tổ phụ nữ thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững; Tổ phụ nữ thương thân, tương ái, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; mô hình phụ nữ thực hiện 5 không- 3 sạch; mô hình phụ nữ nói không với túi ni lông; mô hình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; mô hình phụ nữ với công tác bảo vệ rừng; phụ nữ Dân tộc thiểu số làm kinh tế…. Các mô hình đều gắn quyền lợi, trách nhiệm của hội viên và đã đem lại hiệu quả rõ nét.
Nét nổi bật trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” của hội viên phụ nữ An Lão đó là các mô hình “Dân vận khéo” được xây dựng toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, về phát triển kinh tế, các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia các mô hình: Trồng rau sạch; nuôi bò sinh sản kết hợp trồng cỏ; chuyển đổi diện tích trồng cây công nghiệp, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; xây dựng các mô hình trang trại tổng hợp ... Hiện nay, các cấp hội phụ nữ trong huyện ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp trên 2.150 lượt hội viên tại 10 xã, thị trấn vay vốn ưu đãi với tổng số dư nợ trên 119,2 tỷ đồng. Số vốn này đã trở thành động lực quan trọng để cán bộ, hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh; giúp hàng nghìn hội viên, phụ nữ xóa đói, giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng .
Điển hình trên lĩnh vực phát triển kinh tế, hội thành lập được 2 mô hình “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” tại thôn Xuân Phong Nam xã An Hòa; thôn Hưng Nhơn, thị trấn An Lão có 30 thành viên tham gia. Qua đó xuất hiện các mô hình tiêu biểu như: mô hình “sản xuất rượu cần truyền  thống” của chị Đinh Thị Co, thôn 1 xã An Hưng ; các mô hình tổng hợp chăn nuôi heo,bò lai, gà thả vườn; trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao… của hộ chị Lại Thị Lệ, thôn Hưng Nhượng, chị Võ Thị Lan, Nguyễn Thị Thu Tâm, thôn Thanh Sơn; chị nguyễn Thị Mỹ Nương thôn Tân An xã An Tân; hộ chị Phạm Thị Tuyết thôn Vạn Long xã An Hòa đã được UBND tỉnh, Hội LHPN tỉnh tặng bằng khen về điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi.
Ðặc biệt, phong trào “Dân vận khéo” gắn với xây dựng nông thôn mới đã góp phần mang lại những động lực mới , góp phần thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn huyện. Đã có nhiều tập thể, cá nhân tại các xã An Hòa, An Tân, An Dũng, thị trấn An Lão tự nguyện hiến đất, hiến vườn phục vụ xây dựng các công trình công cộng và giao thông nông thôn.Cụ thể: 81 hộ hiến 4.780 m2 đất vườn, ruộng;  gần 500 cây các loại; trên 51,6 triệu đồng…; phong trào Dân vận khéo trong xây dựng NTM còn gắn với thực hiện tốt tiêu chí 13 và tiêu chí 3 sạch, qua đó đã vận động người dân tại các xã An Dũng, An Hưng, An Quang đào 449 hố rác tại nhà ; phối hợp vận động 477 hộ gia đình xã An Dũng nhận chính sách đền bù  để giải phóng mặt bằng xây dựng Hồ chứa nước Đồng Mít. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, thi đua “Dân vận khéo” cũng được các cấp Hội triển khai tích cực, thành lập và duy trì hoạt động các mô hình như: “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch xây dựng NTM”; “Tuyến đường phụ nữ tự quản”; “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc”; “Tuyến đường hoa nông thôn mới”; "Phụ nữ với công tác bảo vệ rừng”; ... Bên cạnh đó, các mô hình thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh cũng được các cấp Hội chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động phụ nữ tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự thông qua việc triển khai, nhân rộng các mô hình: “Tổ phụ nữ tự quản về an ninh trật tự”, “Phụ nữ tham gia phòng, chống tội phạm”...
Việc xây dựng những mô hình “Dân vận khéo” của Hội LHPN các cấp đã từng bước nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của phụ nữ. Ðặc biệt đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, hội viên, phụ nữ và cộng đồng dân cư tích cực tham gia hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.Cũng thông qua phong trào thi đua “Dân vận khéo”  đã gắn với thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua, các nhiệm vụ của Hội và nhiệm vụ chính trị của địa phương mang lại hiệu quả tích cực.... Qua đó, phát huy nội lực của phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới với những cách làm mang nét đặc trưng riêng của phụ nữ, được cấp ủy, chính quyền đánh giá cao.
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Hội LHPN huyện An Lão sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” theo phương châm hướng mạnh về cơ sở, hướng vào xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Trong đó trọng tâm là duy trì và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, nhất là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... Từ đó thiết thực nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, hội viên phụ nữ nói riêng và đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn huyện nói chung./.
                                               

Tác giả bài viết: Thy Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây