An Lão: Khơi dậy niềm đam mê Cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Thứ tư - 17/06/2020 08:16
Cồng chiêng đối với đồng bào DTTS ở huyện miền núi An Lão luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên hiện nay, trước nguy cơ “Văn hóa cồng chiêng ” trong các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng mai một và mất đi do nhiều lý do khác nhau; huyện An Lão đang từng bước khắc phục và khơi dậy niềm đam mê “Văn hóa cồng chiêng” đối với người đồng bào DTTS nhất là thế hệ trẻ.
An Lão: Khơi dậy niềm đam mê Cồng chiêng cho thế hệ trẻ.
Thực hiện chương trình hành động số 07 của Huyện ủy, trong những ngày qua Trung tâm Văn hóa-Thông tin-Thể thao An Lão đã mở các lớp tập huấn cồng chiêng cho các đội văn nghệ các xã, thị trấn. Đặc biệt là các em học sinh ở các trường nội trú, bán trú trên địa bàn; đây là thế hệ trẻ tương lai sau này sẽ duy trì, bảo tồn văn hóa cồng chiêng của người đồng bào DTTS. Theo đó, Trung tâm VH-TT-TT huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn có người đồng bào DTTS sinh sống và các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú đi tìm hiểu, khảo sát thực tế, lập danh sách thành lập 14 đội cồng chiêng từng đơn vị (12 đội cồng chiêng Hre và 2 đội cồng chiêng Bana). Đối với các đội là người đồng bào dân tộc Hre, mỗi đội sẽ có 11 thành viên gồm 03 người đánh Tukchinh, 05 người đánh chiêng và 03 người đánh goong; riêngngười đồng bào DTTS Bana mỗi đội gồm 12 người: trong đó 08 đánh chiêng, 4 người đánh cồng. với người. Ông Nguyễn Công Trường -Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa- Thông tin- Thể thao huyện cho biết: “Trong đợt này chúng tôi mở 03 lớp; 02 lớp cho người đồng bào DTTS Hre và 01 lớp cho người đồng bào DTTS Bana; đối tượng là mỗi xã, mỗi trường học nội trú, bán trú tuyển chọn một đội để tham gia tập huấn. Đặc biệt chúng tôi chú ý đến các đối tượng trẻ, học sinh các trường. Qua đó chúng tôi sẽ tổ chức cho các em nghệ thuật diễn tấu, kỹ năng biều diễn; truyền đạt lại bằng 02 phương pháp là truyền miệng, cầm tay chỉ việc và ghi chép lại, phân tách nhịp theo bộ môn âm nhạc hiện đại”.
b3

Để bảo tồn và khơi dậy niềm đam mê văn hóa cồng chiêng ở người đồng bào DTTS, đối tượng tập huấn lần này chủ yếu là trẻ tuổi, những thanh thiếu niên ở các thôn, và học sinh ở các trường trên địa bàn.Tại các lớp tập huấn những học viên được các nghệ nhân, anh, chị đi trước có kinh nghiệm trong việc đánh cồng chiêng và có năng khiếu về biểu diễn hướng dẫn từng những động tác cơ bản nhất trong nghệ thuật cồng chiêng; tận tình hướng dẫn từng em cách đeo chiêng, cầm nắm, gõ để tạo ra âm thanh, tiết tấu, nhịp điệu phù hợp; cách phối hợp giữa các thành viên trong đội để chơi thuần thục một bài chiêng. Ngoài việc học đánh thì các học viên còn được học cách diễn tấu các bài chiêng truyền thống như: Mừng lúa mới; Băm; Đuổi trâu… nhất là những bài chiêng có nguy cơ bị thất truyền. Chị Đinh Thị Tuyết chia sẽ:“Ban đầu các em tiếp xúc cồng chiêng rất là khó; qua qua 02 ngày tập luyện tôi thấy các em rất thích và các em cũng quen dần nên các em cũng dễ thuộc; nếu chịu khó chỉ dạy thì các em sẽ làm tốt thôi. Qua đợt tập huấn này tôi sẽ vận động các em, các cháu ở đị phương tập luyện cồng chiêng cho thành thuộc và tốt hơn nữa”.
Từ những buổi đầu ngại ngùng khi lần đầu được tận tay gõ từng nhịp chiêng, nhờ dưới sự hướng dẫn tận tình của nhiều anh, chị thế hệ đi trước, từng thành viên trong đội ngày càng thuần thục, kết hợp ăn ý. Đội cồng chiêng dần quen và yêu thích âm thanh trầm bổng của loại nhạc cụ dân tộc độc đáo. Em Đinh Thị Hoàng Anh học sinh Trường PTDT Bán trú Trung Hưng tâm sự:“Đây là lần đầu tiên em được tập huấn cồng chiêng về bản sác văn hóa dân tộc Hre của chúng em; qua lớp tập huấn này về, em sẽ hướng dẫn lại các bạn cùng lớp, cùng trường luyện tập”.
 Ông Nguyễn Công Trường -Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin- Thể thao huyện cho biết thêm: “Qua lớp tập huấn chúng tôi rất là mừng vì thấy kết quả rất khả quan; bởi các em đã nắm được kỹ thuật trình diễn, diễn tấu cũng như thực hiện được một số bài chiêng như Mừng lúa mới, Mừng ngày hội mới, Đuổi trâu. Tromh tương lai chúng tôi tin tưởng rằng số học viên được tập huấn lần này sẽ về hướng dẫn lại cho địa phương của xã, trong trường học. Vì mục đích lớn nhật cảu chúng tôi là hình thành mỗi địa phương, trường học hình thành thành một đội diễn tấu cồng chiêng tham gia liên hoan cồng chiêng cấp huyện sắp tới và có thể biểu diễn cồng chiêng trong những sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở thôn, xã; góp phẩn vào việc bảo vệ, phát huy văn hóa công chiêng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số huyện”.
Tổ chức tập huấn nghệ thuật cồng chiêng năm 2020 chính là cơ hội tốt để các nghệ nhân, anh chị em đam mê những giai điệu cồng chiêng có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong diễn tấu cồng chiêng rồi từ đó bổ sung vào phong cách biểu diễn của mình; đồng thời đây là dịp để cho thế hệ trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi An Lão tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật bản sắc dân tộc mình. Việc gìn giữ và phát huy giá trị các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, khơi dậy niềm đam mê văn hóa cồng chiêng, nhất là thế hệ trẻ, những mần non tương lai của người đồng bào DTTS ở huyện miền núi là việc làm hết sức thiết thực; Qua đó, giúp thế hệ trẻ người đồng bào DTTS nhận biết được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tiếp cận và kế thừa những bản sắc văn hóa mà ông bà xưa để lại ở huyện miền núi An Lão.

 

Tác giả bài viết: Hữu Bá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây